Quyết định biến Van Gogh thành bậc thầy hội họa

Trong khuôn khổ các hoạt động nhân sự kiện Thủ đô văn hóa Mons ở Bỉ, có một triển lãm về danh họa Vincent Van Gogh đã thu hút sự chú ý của giới yêu nghệ thuật. Nhờ triển lãm này, khách tham quan biết được Van Gogh đã chuyển mình thành nghệ sĩ lớn ra sao.

Mùa Xuân năm 1878, Vincent Van Gogh bước vào tuổi 25. Nhìn lại chặng đường đời đã qua, ông thấy chẳng có gì vui. So với chuẩn mực của tầng lớp trung lưu, ông giống như kẻ thất bại, khi chưa đạt được thành tích gì đáng kể.

Đã từng muốn thành nhà truyền giáo

Van Gogh đã có thời gian làm việc cho một đại lý nghệ thuật ở The Hague (Hà Lan), trước khi tới London (Anh) và Paris (Pháp). Tuy nhiên ông không thành công trong công việc này, bởi quá nhút nhát và vụng về. Năm 1876, Van Gogh bị đuổi việc, do không thể đáp ứng được yêu cầu.

Cùng thời điểm, công việc giảng dạy ở Anh cũng rơi vào bế tắc. Van Gogh phải kiếm sống bằng cách làm thêm trong một cửa hàng sách ở Dordrecht (Hà Lan), trước khi tới Amsterdam để trở thành một nhà truyền giáo.

Tuy nhiên, Van Gogh không có đủ sự kiên nhẫn để học hành một cách bài bản. Vì thế nên năm 1878, ông đã tới Brussels (Bỉ) để đăng ký theo học một khóa đào tạo truyền giáo cấp tốc. Nhưng ông đã bị đuổi chỉ sau có 3 tháng, bởi khả năng học hành quá xoàng.

Bức chân dung tự họa của Van Gogh

Bức chân dung tự họa của Van Gogh

Thời điểm đó, gia đình Van Gogh bắt đầu tỏ ra thất vọng. Chính ông cũng chán nản, dần xa lánh xã hội, ăn mặc nhếch nhác và sống lập dị. Thậm chí đã có lúc cha Van Gogh tự hỏi rằng có nên đưa cậu con trai cả của ông vào trại tâm thần?

Sau thời gian khủng hoảng, Van Gogh lấy lại quyết tâm trở thành nhà truyền giáo. Cuối năm 1878, Van Gogh tới vùng khai thác than Borinage, thuộc phía Tây thành phố Mons ở Bỉ, để thành người truyền giáo cho dân lao động.

Theo tài liệu ghi trong cuộc triển lãm, Van Gogh ở Borinage cho đến tháng 10/1880. Cuộc sống của Van Gogh ở Borinage khá khổ cực và ông phải sống trong một ngôi nhà gỗ xoàng xĩnh. Do không giỏi hùng biện nên các buổi thuyết giáo của ông có ít người đến dự. Đó là chưa kể tới việc Van Gogh không có khả năng kết bạn với cánh thợ mỏ, bởi ông không biết rõ phương ngữ ở đây.

Tháng 7/1879, sau nửa năm ở Borinage, Van Gogh nếm mùi thất bại thêm một lần nữa, khi giới chức vùng này quyết định chấm dứt thời gian thử việc truyền giáo của ông.

Bước ngoặt cuộc đời

Năm đó Van Gogh 26 tuổi. Nhiệt huyết thành nhà truyền giáo của ông đã tiêu tan. Trong thời kỳ suy sụp nhất, ông bắt đầu vẽ tranh để giải sầu. “Anh cảm thấy nhớ Hà Lan, đất nước của hội họa” – Van Gogh viết thư cho em trai mình là Theo vào mùa Hè năm 1880. Trong thư, ông cho biết rất nhớ cảm giác của việc được nhìn ngắm các bức tranh, trong thời gian còn là một nhà buôn nghệ thuật.

Bức tranh Les becheurs Van Gogh vẽ năm 1889

Bức tranh Les becheurs Van Gogh vẽ năm 1889

Mùa Thu năm đó, Van Gogh rời Borinage và tới Brussels để học hội họa tại Viện Nghệ thuật Hoàng gia. Dù không thành công ở Borinage, vùng đất này vẫn để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn ông.

“Người dân ở Borinage rất nghèo khổ, phải làm công việc vô cùng nặng nhọc và nguy hiểm. Đối với Van Gogh, có những sự lớn lao ẩn chứa trong cuộc sống tưởng như nhỏ bé và đơn giản của họ. Sau khi trở thành họa sĩ, Van Gogh tìm thấy nhiều đề tài vẽ ở Borinage" - Sjraar Van Heugten, giám tuyển cuộc triển lãm có tên chính thức Van Gogh in the Borinage: The birth of an artist (Van Gogh ở Borinage: Sự ra đời của một nghệ sĩ), cho biết.

Giống như các nghệ sĩ mà Van Gogh ngưỡng mộ, như Jean-Francois Millet, ông muốn mô tả cuộc sống của con người thuộc tầng lớp lao động. Van Gogh vẫn quan tâm tới chủ đề này trong nửa đầu sự nghiệp của mình và với ông chủ đề này "rất quan trọng”.

Ngoài mối quan tâm chung tới cuộc sống hiện thực hàng ngày và người nghèo vùng nông thôn, những gì mà Van Gogh thấy ở Borinage sau này cũng trở thành chủ đề chính trong nghệ thuật của ông. Van Gogh từng bày tỏ trong một bức thư: “Ở Borinage, lần đầu tiên tôi bắt đầu làm việc theo lẽ tự nhiên”.

“Những mái nhà tranh đơn sơ của những người thợ mỏ cũng là chủ đề trong tranh của Van Gogh. 2 bức tranh đầu tiên của ông vẽ về những ngôi nhà tranh này và đây vẫn là đề tài quan trọng trong suốt sự nghiệp của ông” - Van Heugten nói.

Hiện chỉ còn lại rất ít tác phẩm Van Gogh vẽ trong thời gian ở Borinage, bởi ông đã tiêu hủy gần hết số tranh này. Trong bức thư gửi cho một người bạn, Van Gogh giải thích rằng bản thân không cảm thấy thoải mái khi lưu giữ các tác phẩm thuộc về thời kỳ đầu, khi phong cách nghệ thuật của ông vẫn đang được phát triển.

Theo TT&VH

Đọc thêm

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.