Xã hội hóa, chuyên nghiệp hóa văn nghệ quần chúng

(Baohatinh.vn) - Nhu cầu được biểu diễn và trình độ thưởng thức âm nhạc của quần chúng nhân dân ngày càng cao đã tạo đòn bẩy cho phong trào văn nghệ quần chúng (VNQC) diễn ra sôi nổi. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng sự phát triển của phong trào đã tạo không khí vui tươi, góp phần tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể của quê hương…

Tiết mục biểu diễn trong chương trình nghệ thuật “Tự hào Việt Nam” chào mừng kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Tiết mục biểu diễn trong chương trình nghệ thuật “Tự hào Việt Nam” chào mừng kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

Không nhớ tôi đã làm khán giả của bao nhiêu buổi biểu diễn VNQC nhưng rõ ràng những tiết mục do chính cán bộ, công nhân, viên chức, nông dân biểu diễn đã mang đến cho tôi cảm xúc đa chiều hơn. Ấy là sự ngưỡng mộ đến từ nét diễn mộc mạc, dung dị, là sự xúc động từ giọng hát dẫu chưa mượt mà nhưng đong đầy tình yêu âm nhạc, là sự trân trọng bởi những thông điệp tuyên truyền mà họ chuyển tải trong từng buổi biểu diễn. Và đặc biệt là cảm xúc háo hức đến từ sự hưởng ứng của đông đảo khán giả trong khán phòng, trên sân bãi. Chính khán giả đã truyền cho nhau niềm cảm hứng đặc biệt khi xem các tiết mục biểu diễn của đồng nghiệp, hàng xóm.

Theo thống kê từ Sở VH-TT&DL, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã có tới 5.000 cuộc biểu diễn VNQC lớn nhỏ. Trong đó, nổi lên một số đơn vị tiêu biểu như: Nghi Xuân, Kỳ Anh, Hương Sơn… Đây là những địa phương có truyền thống văn hóa - văn nghệ, đội ngũ cán bộ chuyên ngành văn hóa - văn nghệ tâm huyết, nhiệt tình nên việc tổ chức, xây dựng các chương trình nghệ thuật và biểu diễn trở nên chuyên nghiệp hơn.

Thành phố Hà Tĩnh là trung tâm KT-XH của cả tỉnh, hàng năm cũng có hàng trăm buổi biểu diễn văn nghệ để lại dấu ấn trong lòng nhân dân. Bên cạnh đó, một số ngành như GD&ĐT, Tỉnh đoàn, LĐLĐ tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc thi như tiếng hát dân ca học đường, ca khúc cách mạng, tiếng hát lao động viên chức… đã tạo không khí vui tươi, sôi nổi trong ngành, trong nhà máy và cộng đồng, thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, công sở…

Những chương trình nghệ thuật quần chúng tôi từng được xem, tùy tính chất mà mức độ công phu trong dàn dựng được đầu tư. Có thể thấy rất rõ, ngày càng nhiều hạt nhân VNQC có trình độ biểu diễn cũng như thanh nhạc tốt. Nhiều tiết mục múa với ngôn ngữ cơ thể uyển chuyển, nét mặt truyền cảm đã thuyết phục được cả những công chúng khó tính. Đặc biệt, sau khi dân ca ví, giặm được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, phong trào VNQC như được tiếp thêm sức mạnh, đồng thời, cũng có tác dụng giúp bảo tồn, phát huy nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc này. Những tiết mục dân ca ví, giặm được các nghệ nhân dân gian và thế hệ trẻ trong các CLB dân ca ví, giặm biểu diễn đã để lại dấu ấn đậm sâu trong lòng công chúng về một thế hệ biết yêu và biết truyền cảm hứng yêu mến nét sinh hoạt văn hóa dân gian tới cộng đồng.

Xã hội hóa, chuyên nghiệp hóa văn nghệ quần chúng ảnh 2
Dân ca ví, giặm được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đã tạo động lực cho phong trào văn nghệ quần chúng phát triển.

Ông Trịnh Ngọc Châu -Trưởng phòng Nghiệp vụ văn hóa - Sở VH-TT&DL cho biết: “Hiện nay, trên toàn tỉnh có hơn 70 CLB dân ca ví, giặm, các CLB này đã thổi luồng gió mới vào hoạt động VNQC ở các cơ quan, công sở cũng như cộng đồng dân cư. Là người được mời làm giám khảo nhiều hội thi, hội diễn VNQC các cấp, tôi nhận thấy, thời gian gần đây, chất lượng các chương trình nghệ thuật quần chúng đã nâng lên rõ rệt, không chỉ trong dàn dựng, biểu diễn mà còn trong những sáng tác lời mới dựa trên các làn điệu dân ca ví, giặm”.

Hiện nay, xu thế xã hội hóa về VNQC đang được mở rộng ở nhiều địa phương và cụm dân cư. Xã hội hóa ở đây không chỉ là huy động nguồn lực vật chất mà còn thể hiện ở yếu tố con người với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân. Ở một số doanh nghiệp có phong trào VNQC phát triển như Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh (Mitraco), Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV)… đều là kết quả của việc mạnh dạn đầu tư, nhận cán bộ được đào tạo về âm nhạc.

Anh Nguyễn Kiên Cường - Bí thư Đoàn Thanh niên Ngân hàng Vietcombank Hà Tĩnh cho biết: “Hoạt động văn hóa - văn nghệ của ngân hàng do đoàn thanh niên phụ trách, mỗi năm, chúng tôi có khoảng 3-4 chương trình biểu diễn lớn. Để đáp ứng nhu cầu thưởng thức ngày càng cao của cán bộ, công nhân viên trong ngành, chúng tôi phải xây dựng những tiết mục vừa đảm bảo về chất lượng âm nhạc, vừa đảm bảo yếu tố mỹ thuật. Bản thân tôi là một người đã được đào tạo về âm nhạc nhưng tôi cũng chỉ đóng góp một phần rất nhỏ trong việc đề ra ý tưởng xây dựng các tiết mục, còn để dàn dựng các chương trình đặc sắc, chúng tôi vẫn phải cộng tác với các diễn viên, chuyên gia”.

Xã hội hóa, chuyên nghiệp hóa văn nghệ quần chúng ảnh 3
Tại các chương trình VNQC, những giá trị văn hoá truyền thống đã được các đội văn nghệ chú trọng xây dựng thành tiết mục biểu diễn

Trong các chương trình VNQC mà đặc biệt là tại các hội thi, hội diễn, rõ ràng, yếu tố nghiệp dư đang được đẩy lùi. Sự tham gia nhiệt tình của cả cộng đồng dân cư và sự đầu tư của lãnh đạo chính quyền địa phương cũng như các cơ quan, đơn vị đã góp phần rút ngắn khoảng cách về chất lượng giữa các chương trình biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp và quần chúng. Nhạc sỹ Ngọc Thịnh – Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh cho rằng: “Việc nhận cán bộ có chuyên môn văn hóa nghệ thuật về xây dựng phong trào VNQC đang là một xu thế được nhiều cơ quan, đơn vị quan tâm… nhằm xây dựng phong trào VNQC lớn mạnh, có tính lâu dài. Đây là một xu hướng tốt bởi qua đó, chất lượng biểu diễn nghệ thuật quần chúng được nâng lên rõ rệt”.

Mặc dù thời gian gần đây có bước phát triển hơn so với trước nhưng phong trào VNQC vẫn gặp phải những khó khăn nhất định. Hầu hết các chương trình biểu diễn đều mang tính thời vụ, tự phát, ngân sách đầu tư không nhiều. Ông Nguyễn Cảnh Thụy - Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh cho biết: “Sự phát triển của phong trào VNQC hiện nay là một tín hiệu đáng mừng, song nếu nhìn kỹ thì vẫn đang mang tính cục bộ. Khó khăn chính vẫn nằm ở kinh phí và nguồn nhân lực. Nếu như điều này được giải quyết khá dễ dàng ở các doanh nghiệp thì với các cấp chính quyền xã, phường, huyện, thị lại đang gặp khó khăn. Thậm chí, nhiều đơn vị chuyên ngành VH-TT&DL vẫn còn thiếu nguồn nhân lực đúng chuyên môn nên việc xây dựng các chương trình biểu diễn nghệ thuật chưa đạt chất lượng so với yêu cầu thưởng thức của quần chúng nhân dân”.

Để khuyến khích phong trào VNQC trong toàn thể nhân dân, hàng năm, Sở VH-TT&DL đều tổ chức liên hoan nghệ thuật quần chúng toàn tỉnh. Hơn thế nữa, “làn sóng ngầm” thi đua giữa các cơ quan, đơn vị, ban ngành, đoàn thể trong hoạt động văn nghệ đang tạo cho phong trào này một hơi thở mới. Việc chuyên nghiệp hóa dù chưa rộng khắp nhưng cũng đã manh nha cho một xu hướng mới, hứa hẹn những chương trình biểu diễn với chất lượng ngày càng cao. Đây cũng là kênh tuyên truyền hiệu quả những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và tỉnh cần được các địa phương chú trọng.

Đọc thêm

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.