Đám cưới thời 4.0

Thời nay, đi mua rau ngoài chợ cũng không cần mang theo tiền mặt, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có kết nối Internet. Những chị bán rau hầu hết đều “thủ” sẵn mã QR. Có cô giáo nói, bây giờ phụ huynh cũng dùng hình thức chuyển khoản thay quà tặng giáo viên ở những dịp lễ, tết. Cô giáo cũng vui vẻ đón nhận... Nhưng riêng ở đám cưới, quét mã QR thay quà tặng cô dâu, chú rể vẫn có người ủng hộ, người băn khoăn.

Nhà văn Dương Hướng cười: “Hơi lạ. Tôi chưa nhận kiểu thiếp này bao giờ”. Nhưng ông cũng dự cảm, quét mã QR trong đám cưới sau này có thể được nhiều bạn trẻ hưởng ứng. Phóng viên trò chuyện với GS.TS. Lê Hồng Lý, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam: Dưới góc nhìn của nhà văn hoá, ông nhận xét thế nào về hình thức chuyển khoản mừng đám cưới? GS.TS Lê Hồng Ý đáp: “Xã hội đang chuyển đổi mạnh mẽ thì sẽ có những hình thức như vậy”.

 Đám cưới thời 4.0

Đám cưới của 51 cặp đôi khuyết tật tháng 10 năm 2023 gây xúc động

Một lần dự đám cưới ở Hà Nội, phóng viên từng nghe một bạn trẻ than: “Thời 4.0, dùng hình thức chuyển khoản cho cô dâu, chú rể đỡ phiền hơn dùng tiền mặt. Nhiều khi trong ví không có một đồng tiền mặt, đã thế lại còn loay hoay tìm phong bì với cây bút. Quẹt mã QR cũng đỡ phải lo quản lý thùng tiền cưới”.

Nhưng mã QR nên công khai ở đâu? Tại bàn tiệc cưới hay trên thiếp cưới? Hay dán tuỳ tiện ở nơi tổ chức tiệc cưới? Dù gì, hình thức này cũng gây khó khăn ít nhiều cho những người lớn tuổi ngại công nghệ. Chưa kể chuyển khoản đôi khi gặp trục trặc, như người ta vẫn nói vui “hiện đại hại điện”.

Có thể vì còn gây tranh cãi nên hình thức quét mã QR tặng quà cô dâu, chú rể chưa trở nên phổ biến. Nhạc sĩ Tiến Luân ở Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận: “Tôi chưa từng dự đám cưới công khai mã QR”.

Không chỉ ở Việt Nam, ngay tại Trung Quốc, chuyển khoản mừng cưới cũng hiếm. Tiến sĩ Triệu Thị Kiều Dung, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Cao Bằng, nhiều năm học tập ở Trung Quốc chia sẻ: “Ở một số vùng Quảng Tây khách đến dự đám cưới mang theo hồng bao (phong bao màu đỏ) tượng trưng cho may mắn và hạnh phúc. Tôi chưa từng thấy quẹt mã QR để mừng quà cô dâu, chú rể, dù Trung Quốc số hoá mạnh”.

Tiến sĩ văn học Bùi Thiên Thai cũng có thời gian học tập và làm việc ở Trung Quốc lại có cái nhìn cởi mở với hình thức chuyển khoản đám cưới: “Trung Quốc quá rộng, mỗi nơi mỗi khác, nên có thể đâu đó có hình thức quét mã mừng cưới thì sao? Nhưng tôi thấy quét mã cũng bình thường, nhất là khi bận không tới dự được”.

Hành trình từ quà tặng đến phong bì

 Đám cưới thời 4.0

Đám cưới độc - lạ chỉ nhận sách, không nhận phong bì

Ở Việt Nam dùng tiền mừng đám cưới có từ năm nào? Xuất hiện đầu tiên ở đâu? GS.TS Lê Hồng Lý không nghiên cứu về đám cưới Việt nhưng ông hứng thú với câu hỏi này và đoán: “Chắc từ Sài Gòn ra. Ngay cả MC đám cưới, nhạc sống đám cưới, thiên thần theo cô dâu trong đám cưới, cũng từ Sài Gòn ra. Ở miền Bắc ngày xưa chỉ có đại diện hai họ nói dăm câu ba điều”.

Đám cưới của tác giả “Bến không chồng” diễn ra ở vùng quê ven biển Thái Bình trong thập niên 70, thế kỷ 20: “Thời chúng tôi đám cưới đơn giản, không ăn uống, chỉ có chè và thuốc lá, thuốc Sông Cầu, đã là oai lắm rồi. Không phải chè khô mà là chè tươi, nấu trong một nồi to rồi rót ra bình. Rất hiếm đám cưới có bánh kẹo, hoa quả. Khách đến dự đám cưới đã làm cô dâu, chú rể vui rồi. Hồi đó người ta không tặng quà cưới, chưa nói đến tiền như sau này.

Vợ chồng tôi không nhận được gì từ khách, ngoài tấm lòng. Mãi sau này mới có chuyện tặng bát đũa, ấm chén cho cô dâu, chú rể. Đón dâu bằng xe đạp, nếu ở xa. Còn ở gần, trong thôn, trong xóm, thì đi bộ. Cả đoàn dài rong ruổi trên đường. Rất vui. Cưới vợ cũng chẳng tốn bao nhiêu.

Tôi chỉ chuẩn bị mấy tút thuốc. Thậm chí đoàn thể còn đứng ra tổ chức đám cưới tập thể. Cô dâu không mặc áo dài hay váy, có áo cánh trắng mặc đã là diện rồi. Đám cưới cũng có văn nghệ, người ta đứng lên hát, không cần sân khấu, cũng chẳng cần MC”. (Nhà văn Dương Hướng tiết lộ, trong cuốn tiểu thuyết sắp hoàn thành, ông dành một chương, chương 12, viết về đám cưới thời chiến. Đó là một đám cưới không có chú rể vì chú rể có lệnh phải đi gấp không kịp có mặt trong đám cưới của mình).

Một họa sĩ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhớ lại, đám cưới của anh, thập niên 80 thế kỷ 20, đã có lệ mừng tiền: “Nếu chỉ tiệc trà thì khách mang theo quà tặng còn nếu được mời ăn cơm thì khách có tiền mừng. Thường như thế. Tiền mừng được đưa tận tay mẹ cô dâu và mẹ chú rể. Vì bố mẹ đứng ra tổ chức đám cưới cho các con”.

Nhạc sĩ Tiến Luân xác nhận, ở Sài Gòn, đám cưới của ông, thập niên 80, thế kỷ 20, cô dâu chú rể đã nhận được tiền mừng cưới: “Nhưng lúc ấy, đám cưới tổ chức ở nhà chứ chưa ra nhà hàng, khách sạn sang trọng như sau này”.

Thời 4.0, không chỉ có đám cưới quẹt mã QR, còn có cả những đám cưới từ chối nhận phong bì, chỉ nhận sách. Cách đây chừng 2 năm có một cặp đôi tổ chức đám cưới ở đường sách Nguyễn Văn Bình, Q.1, TPHCM. Đám cưới đơn giản, tiết kiệm nhưng đầy ý nghĩa. Vì những cuốn sách họ nhận được từ khách mời sẽ được chuyển tới trẻ vùng cao. Cặp đôi đã tham gia hoạt động thiện nguyện này từ nhiều năm.

Ngoài những đám cưới độc, lạ, ở ta những năm qua không thiếu những đám cưới xa hoa. Đám cưới của một cặp đôi người Việt diễn ra tháng 3 năm 2014, tại một khách sạn sang trọng ở Hà Nội, ghi nhận tiêu tốn cả triệu đô-la cho hoa trang trí. Chiếc cổng hoa được kết từ 5000 bông hồng tươi.

Mới đây, đám hỏi của diễn viên Hà Trí Quang - Thanh Đoàn ở Đồng Tháp cũng gây chú ý. 3 tấn hoa tươi được dùng cho ngày đặc biệt của cặp đôi. Hà Trí Quang cũng gây choáng với sính lễ hỏi cưới Thanh Đoàn. Tuy nhiên, khán giả vẫn cảm động khi Hà Trí Quang và bạn trai đồng giới đã vượt qua bao nhiêu sóng gió để có một cái kết viên mãn.

MC đám cưới vui tai hay... tra tấn?

Nói đến đám cưới thời nay, một vấn đề gây tranh cãi là MC và nhạc sống. Nhiều người cho rằng: Không có MC, không có ca nhạc, không ra đám cưới. Nhưng cũng có không ít người lại cảm thấy như bị tra tấn với những màn “bắn rap” liên tục của MC.

Cách đây nhiều năm, một nhà văn nổi tiếng tổ chức đám cưới cho con trai ở một khách sạn tại Hà Nội. Ông mời khá đông bạn bè trong làng văn nghệ tới dự. Một hoạ sĩ tên tuổi đến đám cưới chừng 10 phút, chưa kịp ăn uống, đã đứng dậy ra về, vì không chịu nổi sự ồn ào từ MC và ca sĩ nghiệp dư.

Nhưng ở chiều ngược lại, nghề MC đám cưới đã giúp cho không ít nghệ sĩ chuyên nghiệp có thêm thu nhập. Có những nghệ sĩ cải lương rất đắt “sô” làm MC đám cưới.

Theo Tiền phong

Đọc thêm

Podcast tản văn: Nhớ bóng tre làng

Podcast tản văn: Nhớ bóng tre làng

Tôi sinh ra và lớn lên từ làng, nơi có lũy tre xanh rì rào khăng khít, nơi ôm ấp tôi từ thuở ấu thơ đầu trần chân đất, nơi thật thà chất phác ruộng đồng vàng hươm, dòng kênh miệt mài tưới tắm đi qua bao vật đổi sao dời…
Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Mùa lúa trổ bông

Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Mùa lúa trổ bông

Chiều quê yên ả, những cánh đồng mướt xanh như tấm thảm trải dài vô tận. Màu xanh ngút ngàn căng tràn sức sống của lúa đương thì con gái khiến người xem như được tiếp thêm nguồn sinh lực sống mạnh mẽ...
Thái Lan lo du lịch Việt Nam vượt mặt

Thái Lan lo du lịch Việt Nam vượt mặt

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3 tăng gần 50% so với trước đại dịch, trong khi Thái Lan tăng trưởng chậm khiến các doanh nghiệp lữ hành lo lắng.
Podcast truyện ngắn: Mùa cau trở lại

Podcast truyện ngắn: Mùa cau trở lại

"Mùa cau trở lại" của tác giả Sơn Trần. Với giọng kể chân thành, mộc mạc, câu chuyện không chỉ nói về mùa cau – mùa vụ gắn bó với đời sống người dân quê – mà còn thấm đẫm những tình cảm gia đình, nỗi nhớ quê hương, và tình yêu âm thầm mà sâu sắc.
Podcast tản văn: Nhớ nhung mít ta ở làng

Podcast tản văn: Nhớ nhung mít ta ở làng

Có những hương vị tuổi thơ chỉ cần nhắc tới thôi đã khiến lòng ta thổn thức. Trong ký ức của nhiều người, trái mít quê – mộc mạc, thơm nồng – không chỉ là món quà ngọt ngào của đất trời mà còn là biểu tượng của tình làng nghĩa xóm, đầy ắp yêu thương.
Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025

Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025

Sáng 6/5, Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025 đã khai mạc trọng thể tại Học viện Phật giáo Việt Nam ở TP Hồ Chí Minh với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững".
Phong cảnh hữu tình dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Phong cảnh hữu tình dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Trên tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh có nhiều đoạn tuyến băng qua đồng ruộng, đồi núi, sông suối tạo nên những cảnh đẹp hữu tình. Tuyến cao tốc được kỳ vọng tạo động lực quan trọng trong việc mở ra không gian phát triển mới về kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư cho Hà Tĩnh.
Du lịch Hà Tĩnh - bước tiến mới về khách lưu trú

Du lịch Hà Tĩnh - bước tiến mới về khách lưu trú

Thời tiết khá tốt, nhiều sản phẩm mới hấp dẫn, giao thông thuận tiện... là những yếu tố quan trọng giúp các khu, điểm du lịch Hà Tĩnh thu hút hơn 734 nghìn lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Podcast tản văn: Về Hà Tĩnh nghe biển hát

Podcast tản văn: Về Hà Tĩnh nghe biển hát

Hà Tĩnh được thiên nhiên ban tặng cảnh quan sơn thủy hữu tình với những bãi biển cát mịn, nước trong, nhiều làng chài cổ có tuổi đời hàng ngàn năm. Về Hà Tĩnh, du khách không chỉ được đắm mình trong làn nước biển xanh trong, ngắm cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn được nghe những huyền tích thú vị.
Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Danh họa Nguyễn Phan Chánh có mối tình lớn với người vợ đầu tiên, người đã sinh cho ông 6 người con và dâng hiến cả cuộc đời cho gia đình. Dù là vợ của một danh họa nổi tiếng, nhưng bà có một cuộc đời vất vả, lo toan và nhiều hy sinh.
Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Võ Hồng Huy là người có nhiều đóng góp cho kho tàng văn hoá dân gian xứ Nghệ với danh xưng: “kẻ sĩ Ngàn Hống”.
Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Duyên nợ với thi ca đã giúp thầy giáo dạy Sử sinh ra từ miền quê mặn mòi ven biển Đỉnh Bàn (TP Hà Tĩnh) đến với những vần thơ thấm đẫm phù sa quê hương. Trương Ngọc Ánh làm nhiều thơ, đủ các thể loại nhưng nhiều nhất, đặc sắc nhất vẫn là những bài thơ lục bát.
Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

50 năm sau ngày thống nhất đất nước, các thế hệ văn nghệ sỹ Hà Tĩnh đã góp phần xây dựng được một nền VHNT dày dặn. Với hàng ngàn tác phẩm trên các lĩnh vực,  phản ảnh sinh động về sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của Hà Tĩnh qua các giai đoạn lịch sử.
Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc đã 50 năm nhưng âm hưởng hào hùng của những ngày tháng khói lửa vẫn vẹn nguyên bởi những ca khúc đi cùng năm tháng. Lời ca tiếng hát đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn, hun đúc tâm thế của cả dân tộc cùng ra trận và làm nên chiến thắng 30/4/1975.
Podcast truyện ngắn: Chuyến tàu Thống Nhất

Podcast truyện ngắn: Chuyến tàu Thống Nhất

Hai người bạn già ngồi bên nhau, nhấp từng ngụm trà cảm nhận vị đắng chát tan ra trong khoang miệng. Rồi chỉ còn lại vị ngọt cứ mênh mang nơi cuống họng. Ánh mắt họ hướng về phía lá cờ đỏ sao vàng treo trước cổng nhà đang tung bay trong gió…
Đêm không ngủ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đêm không ngủ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tối 29/4 - rạng sáng 30/4, hàng nghìn người dân tập trung trên các tuyến đường trung tâm TP.HCM để chờ xem Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Màn trình diễn 7 phút của 10.500 drone

Màn trình diễn 7 phút của 10.500 drone

Tối 28/4, 10.500 drone lần lượt thắp sáng bầu trời TP.HCM trong khoảng 7 phút, chào mừng 50 năm thống nhất đất nước với hàng loạt hình ảnh biểu tượng như Bác Hồ, Dinh Độc Lập...
Khai trương mùa du lịch biển Thạch Hải

Khai trương mùa du lịch biển Thạch Hải

Đây là sự kiện khởi động cho mùa du lịch biển sôi động năm 2025, góp phần quảng bá vẻ đẹp nguyên sơ, hấp dẫn của vùng biển Thạch Hải (TP Hà Tĩnh) đến với du khách gần xa.
Podcast truyện ngắn: Trái tim hòa bình

Podcast truyện ngắn: Trái tim hòa bình

Bước đi trong lòng địa đạo, cô thấy tim mình rung lên trong lồng ngực. Còn người cựu chiến binh già, có biết bao hồi ức đẹp ùa về, hồi ức về một thời binh lửa...
Podcast tản văn" Về đâu tháng Tư

Podcast tản văn: Về đâu tháng Tư?

Rồi mùa hạ sẽ bước những bước chân dập dồn mạnh mẽ, cái nắng non nớt run rẩy tháng Tư sẽ thay bằng những trận nắng trập trùng tháng Năm, tháng Sáu...
Những bài ca bất tử…

Những bài ca bất tử…

Chiến tranh đã lùi xa, mảnh đất bom cày đạn xới năm xưa nay đã trở thành những địa chỉ đỏ. Bài ca bất tử về những người đã sống, chiến đấu trên quê hương Hà Tĩnh vẫn còn vang vọng mãi...