Đề cử kỷ lục thế giới cho Truyện Kiều

Tổ chức Kỷ lục Việt Nam vừa công bố thêm 5 kỷ lục Việt Nam cho Truyện Kiều, đồng thời hoàn tất hồ sơ đề cử Kỷ lục thế giới Guinness dành cho kiệt tác này ở hạng mục Tác phẩm văn học tạo nên nhiều kỷ lục quốc gia nhất.

Đề cử kỷ lục thế giới cho Truyện Kiều ảnh 1

Các công trình nghiên cứu về Truyện Kiều của Nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế. Ảnh: Kyluc.vn.

Năm 2015, lễ vinh danh Danh nhân Văn hóa thế giới Nguyễn Du sẽ diễn ra trên toàn thế giới nhân dịp kỷ niệm 250 năm ngày sinh của đại thi hào. Nhân sự kiện đặc biệt này, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam thiệu đến độc giả 5 kỷ lục Việt Nam chính thức được xác lập và 1 đề cử kỷ lục thế giới của Truyện Kiều trong năm 2015.

Trong 10 năm qua, đã có 26 kỷ lục Việt Nam dành cho Truyện Kiều và liên quan đến Truyện Kiều được xác lập, đó là:

1. Tác giả có nhiều sách viết về Truyện Kiều nhất Việt Nam - Kỷ lục gia: Nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế; thời điểm xác lập: 2/2/2005.

2. Kim Vân Kiều Tân Truyện - Cuốn sách dài nhất Việt Nam - Kỷ lục gia: Ngô Trần Hải An; thời điểm xác lập: 2/2/2005.

3. Quyển Truyện Kiều viết bằng thư pháp nặng nhất - Kỷ lục gia: Nhà thư pháp Nguyệt Đình; thời điểm xác lập: 14/8/2005.

4. Vở cải lương Kim Vân Kiều - Hội ngộ tài năng có thiết kế sân khấu lớn nhất - Kỷ lục gia: Kiến trúc sư Nguyễn Minh Tuấn; thời điểm xác lập: 22/2/2007.

5. Dàn nhạc trong một vở cải lương (Kim Vân Kiều – Hội ngộ tài năng) có nhiều nhạc công nổi tiếng nhất - Kỷ lục gia: Nhạc sĩ Trần Vương Thạch và NSƯT Thanh Hải; thời điểm xác lập: 22/2/2007.

6. Đạo diễn lần đầu tiên sáng tạo kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật vào trong một vở cải lương (Kim Vân Kiều – Hội ngộ tài năng) có đội ngũ diễn viên tham gia đông nhất - Kỷ lục gia: Đạo diễn Hoa Hạ; thời điểm xác lập: 22/2/2007.

7. Kim Vân Kiều - Hội ngộ tài năng- Vở cải lương có phục trang nhiều nhất thiết kế cho từng nhân vật - Kỷ lục gia: Nhà thiết kế Lê Sĩ Hoàng; thời điểm xác lập: 22/2/2007.

8. Kim Vân Kiều - Vở cải lương đầu tiên có giá trị đầu tư cao nhất - Đơn vị sở hữu: Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang; thời điểm xác lập: 22/2/2007.

9. Kim Vân Kiều - Vở cải lương tập trung nghệ sĩ diễn xuất nhiều nhất - Đơn vị sở hữu: Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang; thời điểm xác lập: 22/2/2007.

10. Người viết Truyện Kiều trên đá cuội đầu tiên ở Việt Nam - Kỷ lục gia: Nguyễn Văn Tân; thời điểm xác lập: 11/6/2008.

11. Bản hợp xướng viết dựa theo Truyện Kiều dài nhất - Kỷ lục gia: Vũ Đình Ân; thời điểm xác lập: 8/9/2008.

12. Bộ bình phong 6 tấm về Truyện Kiều chạm khắc gỗ nghệ thuật - Kỷ lục gia: Kiều Ngọc Hưởng, Nguyễn Đức Duyên; thời điểm xác lập: 18/12/2010.

13. Người vẽ tranh lụa về Truyện Kiều đầy đủ và nhiều tranh nhất - Hoạ sĩ Ngọc Mai; thời điểm xác lập: 30/10/2011.

14. Truyện Kiều - Thi phẩm duy nhất chắp nhặt những câu thơ thành nhiều bài thơ mới – tạo nên hiện tượng Tập Kiều - Đơn vị sở hữu: Ban quản lý Di tích Nguyễn Du - Hà Tĩnh; thời điểm xác lập: 15/12/2012.

15. Truyện Kiều - Thi phẩm có nhiều người viết phần tiếp theo nhất - Đơn vị sở hữu: Ban quản lý Di tích Nguyễn Du - Hà Tĩnh; thời điểm xác lập: 15/12/2012.

16. Truyện Kiều - Thi phẩm duy nhất đọc ngược từ cuối lên đầu về cuộc đời nàng Kiều theo chiều thời gian ngược - Đơn vị sở hữu: Ban quản lý Di tích Nguyễn Du - Hà Tĩnh; thời điểm xác lập: 15/12/2012.

17. Truyện Kiều - Thi phẩm dài có nhiều bản dịch nhất ra cùng một ngoại ngữ - Đơn vị sở hữu: Ban quản lý Di tích Nguyễn Du - Hà Tĩnh; thời điểm xác lập: 15/12/2012.

18. Truyện Kiều - Thi phẩm duy nhất tạo ra loại hình văn hoá Kiều - Đơn vị sở hữu: Ban quản lý Di tích Nguyễn Du - Hà Tĩnh; thời điểm xác lập: 15/12/2012.

19. Kiều Nương cửa Phật - Bài thơ có nhiều cách đọc nhất - Kỷ lục gia: Nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế; thời điểm xác lập: 21/9/2013.

20. Tác giả nghiên cứu có sách viết về văn hoá Kiều nhiều nhất - Kỷ lục gia: Nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế; thời điểm xác lập: 21/9/2013.

21. Tác giả nghiên cứu có sách viết về Truyện Kiều nhiều nhất Việt Nam (phá kỷ lục Việt Nam); thời điểm xác lập: 29/8/2015.

Và 5 kỷ lục vừa được xác lập, đó là:

1. Thi phẩm đã đưa tác giả lên hàng Danh nhân Văn hoá thế giới.

2. Quyển truyện thơ duy nhất không viết ra để bói mà được nhân dân dùng để bói, tạo nên hiện tượng “bói Kiều”.

3. Quyển sách tạo ra hiện tượng độc đáo "vịnh Kiều”.

4. Quyển sách tạo ra hiện tượng độc đáo "lẩy Kiều”.

5. Tác phẩm tạo ra nhiều câu đố nhất.

Kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du gồm 3.254 câu thơ lục bát, đã chinh phục bao thế hệ công chúng hơn 200 năm qua. Từ giới chuyên môn đến những người dân bình thường, rất nhiều người thuộc Kiều, tập Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều, lẩy Kiều… Truyện Kiều của Việt Nam đã vượt ra ngoài biên giới đến với độc giả nhiều nước trên thế giới.
Theo Anh Kiên/chinhphu.vn

Đọc thêm

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…