Ngày xưa có mẹ

(Baohatinh.vn) - Viết về mẹ, kể về mẹ không giấy bút và ngôn từ nào chuyên chở hết. Mẹ vĩ đại trong một hình hài giản dị, chân phương.

“Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru…”

(Nguyễn Duy)

Ai trong đời đã không một lần được nghe những câu thơ như rút ruột này, để rồi ngẩn ngơ nhớ mẹ, rưng rưng thương mẹ như muốn trào nước mắt.

Ngày xưa có mẹ

Ngọt ngào lời ru của mẹ. Ảnh minh họa Internet.

1. Mẹ ơi, thử hỏi trên đời này còn điều gì thiêng liêng hơn, gần gũi hơn, ấm áp hơn tình mẹ? Thử hỏi còn ai khó nhọc hơn, tảo tần hơn và hy sinh nhiều hơn mẹ? Ai đủ thay mẹ làm hết những bổn phận ấy: cưu mang một sinh linh 9 tháng 10 ngày, sinh nở, chăm bẵm, dạy dỗ đứa con mình trên những năm tháng đằng đẵng muôn nỗi vui buồn?

Viết về mẹ, kể về mẹ không giấy bút và ngôn từ nào chuyên chở hết. Mẹ vĩ đại trong một hình hài giản dị, chân phương. Cánh vạc, cánh cò mắc võng à ơi hai đầu câu hát, chòng chành đi hết mùa hạ lại sang thu, đi qua những đêm đông giá lạnh “chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn” đến cái dắt tay tập cho con những bước đi đầu đời, bón từng thìa cơm, muỗng cháo, dỗ dành những vết đau khi con vấp ngã…

Mẹ ơi, tiếng gọi đầu tiên ngày bập bẹ, con gọi mẹ. Để sau này khôn lớn đi xa, quăng quật cùng sóng gió cuộc đời, trên muôn nỗi vui buồn sướng khổ, hạnh phúc hay đớn đau, người đầu tiên con nghĩ đến và bật lên tiếng gọi là mẹ. Mẹ ơi - tiếng gọi ấy con chưa hề hiểu hết được ý nghĩa của nó, giản đơn nhường thế mà mỗi lần cất lên lại thấy nôn nao, òa vỡ. Mỗi dịp về thăm nhà, con đã cất tiếng gọi mẹ thật to từ đầu ngõ; khi muốn thủ thỉ điều gì, con cũng gọi thì thầm bên tai và ngày không còn mẹ nữa, con lại khản giọng thảng thốt, bàng hoàng gọi hoài, gọi mãi… mẹ ơi!

Mẹ ơi, sao chưa một lần mẹ nghĩ cho mình dù chỉ là dành đôi phút thảnh thơi mà ngơi nghỉ? Cứ lũi lầm như thế, hết việc nhà lại việc xóm giềng, họ mạc. Hết buổi chợ lại xắn áo, xắn quần lo ruộng, lo vườn. Khi các con đã say giấc, vẫn bóng mẹ cần mẫn cùng lộc cộc tiếng đêm xay giã, khâu vá…

2. Nắng mưa cứ vô tâm lợp chằm lên đời mẹ, cho con tươi tốt một dáng hình. Tấm áo mới nhường con, mẹ nhận về mình manh áo bạc sờn qua hằng hà năm tháng. Bữa cơm mẹ thường ăn chậm để luôn là người ở lại cuối cùng cũng vì muốn nhường chồng con miếng ngon. Mẹ lặng thầm, kiệm lời mà tỏa ra bóng mát diệu kỳ để chỉ nghĩ về thôi, trong con đã có cả vòm xanh che chở.

Ngày xưa có mẹ

Mẹ lặng thầm, kiệm lời mà tỏa ra bóng mát diệu kỳ...Ảnh minh họa Internet.

Con sợ lắm mỗi lần mẹ khóc. Là ở phiên chợ tết xưa được chứng kiến những giọt nước mắt tủi hờn của người mẹ nghèo khi không thể sắm sửa cho con mình tấm áo mới. Là khi mẹ phải đi xin sách cũ cho con học mỗi dịp tựu trường rồi ra sức vỗ về, an ủi con. Là những lần con mải chơi hay mắc phải lỡ lầm khiến mẹ xót đau…

Mẹ ân cần và tinh tế, giấu riêng một nỗi mình thiếu trước hụt sau. Cứ mỗi bận con đi học xa nhà lại dấm dúi những đồng tiền cõi còm chắt bóp, cẩn thận đùm gói thức nọ quà kia cho con mang đi chỉ vì lo con thiếu thốn. Mẹ ơi, xiết bao ân tình mẹ gửi trao, làm sao con trả hết trong cõi nhân sinh này?

Dẫu biết rằng, rồi đến một ngày con sẽ không còn mẹ trên đời. Con đã tự chuẩn bị cho mình điều ấy nhưng sao vẫn không tránh được nỗi xa xót, bàng hoàng. Một năm, hai năm, ba năm… rồi nhiều năm sau nữa, mẹ đã hóa mây trắng về trời nhưng trong con chưa một ngày nguôi ngoai thương nhớ. Nợ mẹ, con nợ cả cuộc đời và sẽ chẳng bao giờ trả nổi. Như lời ru của mẹ, chẳng thể nào con đi hết và hiểu hết trong sự bé dại của mình. Ở một nơi rất xa nào đó, không biết bây giờ mẹ có còn nghe lời con vọng gọi: “Mẹ ơi, con đã già rồi/ Con ngồi nhớ mẹ khóc như trẻ con…” (Trần Tiến).

Chủ đề Nghệ thuật dân gian

Đọc thêm

Diễn xướng bài chòi

Diễn xướng bài chòi Quảng Nam

Tiết mục "Diễn xướng bài chòi" do Đoàn ca kịch Quảng Nam biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Lung linh ví, giặm

Lung linh ví, giặm

Theo dòng chảy văn hóa xứ Nghệ, mặc bao biến thiên của lịch sử và xã hội, câu hát ví, giặm từ ngàn xưa vẫn vang vọng, thiết tha, mặn nồng, tạo nên sức sống mới trên dải đất núi Hồng - sông Lam.
Thành Sen bình yên ngày mùng 1 Tết

Thành Sen bình yên ngày mùng 1 Tết

Đường phố trung tâm tỉnh lỵ Hà Tĩnh sáng mùng 1 Tết tĩnh lặng, bình yên tạo một bầu không khí khoan khoái, tin tưởng vào những điều tốt đẹp trong năm mới.
Mãn nhãn màn pháo hoa đêm Giao thừa ở Hà Tĩnh

Mãn nhãn màn pháo hoa đêm Giao thừa ở Hà Tĩnh

Trong thời khắc thiêng liêng chuyển giao năm cũ với năm mới, màn pháo hoa rực sáng trên bầu trời Hà Tĩnh thể hiện niềm tin, khát vọng về một năm mới thịnh vượng và phát triển.
Năm Tỵ nói chuyện rắn

Năm Tỵ nói chuyện rắn

Trong các nền văn hóa trên thế giới, hình tượng con rắn thể hiện những hình ảnh khác nhau: thần hiền, thần ác, điều tốt, điều xấu, sự hủy diệt, tái sinh... Nhân dịp xuân Ất Tỵ, Báo Hà Tĩnh giới thiệu đến độc giả một số mẩu chuyện đặc sắc về con vật này.
Podcast truyện ngắn: Những trái cau non

Podcast truyện ngắn: Những trái cau non

Bà Mùi lén lau mắt, nhìn ra đường, người người đang hối hả về nhà. Trong nhà, ông Thời đã châm lên cây hương trầm cỡ đại, mùi thơm dâng lên ấm cả khoảnh sân rộng mênh mông, ấm lan cả ba trái cau non nhà bà...
Bài chòi Trung Bộ: Câu hò xứ Quảng

Bài chòi Trung Bộ: Câu hò xứ Quảng

Tiết mục "Câu hò xứ Quảng" là loại hình hò khoan đối đáp, dân ca Quảng Nam do Thu Mây biên tập và sáng tác lời mới, dựa trên làn điệu dân ca cổ. Biên đạo: Như Hà. Đoàn ca kịch Quảng Nam biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Đặc sắc mâm cỗ tết của các dân tộc

Đặc sắc mâm cỗ tết của các dân tộc

Mỗi dịp Tết đến, xuân về, đồng bào các dân tộc ở Việt Nam lại rộn ràng chuẩn bị mâm cỗ Tết. Báo Hà Tĩnh giới thiệu đến độc giả một số mâm cỗ đặc sắc của các dân tộc trên cả nước.
Podcast truyện ngắn: Cánh đồng mùa xuân

Podcast truyện ngắn: Cánh đồng mùa xuân

Anh thấy lòng rộng mở. Mọi ngại ngần đột nhiên biến mất. Trên cánh đồng làng mùa xuân, bó hoa trên tay Tín báo hiệu cho anh một cơ hội mới đã lại bắt đầu…!
Hát xoan Phú Thọ: Bỏ bộ

Hát xoan Phú Thọ: Bỏ bộ

Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Bỏ bộ" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcas tản văn: Xuân quê hương

Podcas tản văn: Xuân quê hương

Đã bao mùa xuân trôi qua nơi đất khách, nay trở về quê nhà, tôi như thấy mình lạc bước vào một thước phim cũ, nơi mà từng khung hình đều nhuốm màu ký ức...
Hát xoan Phú Thọ: Trống quân đón đào

Hát xoan Phú Thọ: Trống quân đón đào

Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Trống quân đón đào" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
"Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" lập kỷ lục

"Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" lập kỷ lục

Mặc dù bị chê lạm dụng kỹ xảo và diễn viên chính không hợp vai, "Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" vẫn lập kỷ lục là tác phẩm nội địa có doanh thu đặt trước cao nhất điện ảnh Trung Quốc.
Mùa vui nay đã về

Mùa vui nay đã về

Còn gì đẹp hơn trong khung cảnh mùa xuân ấm áp, thanh bình, lứa đôi hò hẹn. Còn gì hạnh phúc hơn khi xuân về, nhà nhà đoàn viên trong một đất nước hòa bình, ấm no. Mùa vui nay đã về...
Podcast truyện ngắn: Chiều đông

Podcast truyện ngắn: Chiều đông

Trái tim bà Tuyết bỗng rộn ràng, cái giá lạnh của mùa đông dường như tan biến. Bà cứ thế ôm lấy đứa trẻ, chạy thật nhanh qua con đường, băng qua bóng tối và giá lạnh. Bà Tuyết tin rằng, trước mắt mình chắc chắn là ánh sáng.