Tát nước đêm hè

Quê tôi, một vùng bán sơn địa, với một phần diện tích đất nông nghiệp không bằng phẳng, chỗ cao, chỗ thấp việc canh tác trồng trọt gặp rất nhiều khó khăn. Với khu đồng trũng thì cứ động mưa là úng ngập, còn khu ruộng cao thì hầu như quanh năm suốt tháng phải chịu cảnh hạn hán khiến mùa màng luôn trong tình cảnh thất bát.

Vào những tháng mùa hè, trời nắng chang chang, hơi nước bốc lên rất nhanh khiến nước trong các ruộng lúa trên đồng cao rất nhanh cạn hết, vì thế mà hầu như tuần nào việc tát nước cứu hạn cho các ruộng lúa cũng được tiến hành vài lần. Tát nước ban ngày không kịp, hoặc đôi khi là muốn tránh cái nắng nóng đến như thiêu như đốt, nên mẹ tôi thường kêu chồng con đi tát nước ban đêm cho mát. Nhà nào cũng đi tát nước chống hạn ban đêm như vậy, khiến cho không khí của khu đồng đông vui rộn rã, với tiếng cười nói râm ran hầu như hết đêm.

Tát nước đêm hè ảnh 1

Buổi tát nước đêm thường bắt đầu từ khoảng 9-10 giờ tối và kéo dài cho tới tận 2-3 giờ sáng, thậm chí tới tận tang tảng sáng khi ruộng đã đủ nước mới thôi. Công việc tát nước rất cực nhọc, khi phải dùng gầu buộc dây chão (đan bằng nan tre hoặc gò bằng tôn), do hai người đứng ở hai bên đảm nhiệm kéo múc nước từ một mương lớn, rồi đổ lên máng nhỏ để dẫn vào khu ruộng của nhà. Mực nước từ mương lớn dưới sâu tít, cao cách lòng của máng nhỏ có khi cả vài mét, nên việc múc những gầu nước từ dưới kéo lên đổ vào máng nhỏ là khá mệt nhọc. Công việc kéo gầu nước đầy lên đổ vào máng, rồi lại hạ gầu xuống múc nước tiếp diễn liên tục, có khi cả tiếng đồng hồ, tới khi mệt mỏi quá, mồ hôi chảy nhễ nhại, ướt đẫm hết cả lưng áo mới tạm dừng nghỉ ngơi chút xíu, rồi lại tiếp tục. Khi mực nước trên máng nhỏ đã nhiều, có thể ước lượng đã đủ cho thửa ruộng cần tát thì sẽ dừng công đoạn tát múc nước từ mương lớn. Lúc này việc tát nước được chuyển vào đầu bờ ruộng của nhà. Nhiệm vụ của hai người là làm sao đấy tát cạn số nước trong máng dẫn múc đổ trực tiếp lên ruộng.

Ngày đó nhà tôi nghèo lắm, mà dân làng nói chung cũng đều thiếu đói nên có khi cả gia đình đi tát nước cả đêm mà cũng chỉ mang có mỗi ấm nước đun sôi để nguội. Đồ ăn lót dạ sang lắm thì có nắm cơm nếp mẹ nấu vội ban tối rồi gói vào lá chuối để khi đói mọi thành viên ăn chút cho ấm lòng. Còn bình thường chỉ là khoai lang luộc, hoặc chút ngô rang...

Khi tôi lớn lên, kinh tế gia đình đã khá lên nhiều vì thế việc chống hạn cho cây trồng trên những thửa ruộng cao cũng đã thay đổi, lúc này cha mẹ đã dùng máy bơm điện để hút nước từ mương lớn, rồi dòng ống nhựa cho chạy thẳng tới tận ruộng, chứ không còn gian nan vất vả tát thủ công như khi trước. Hình thức chống hạn hiện đại hóa này không chỉ thay được nhiều sức người mà còn rất hiệu quả khi vài giờ bơm nước là có thể đủ cho một thửa ruộng lớn. Nhà nào cũng có những chiếc máy bơm phục vụ cho việc tưới tiêu như vậy nên hình ảnh về những chiếc gầu và công việc tát nước chống hạn giờ đây chỉ còn là trong ký ức, trong hoài niệm mà thôi...

Theo Báo Tin tức

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Những mùa Trung thu, tôi luôn nhận được quà của bà Chuột Bún là những chiếc bánh Trung thu thơm phức. Cũng từ đó, cái tên Chuột Bánh luôn đi liền với tình bạn thời tiểu học của tôi.
Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.