Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường nói về lý do Nhà vua Nhật Bản và Hoàng hậu chọn Huế để tới thăm trong chuyến thăm tới Việt Nam.
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân, Nhà vua Nhật Bản và Hoàng hậu sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 28/2 tới 5/3. Phóng viên VOV thường trú tại Nhật Bản đã có cuộc phỏng vấn với Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường về ý nghĩa của chuyến thăm đối với quan hệ 2 nước cũng như lý do tại sao Nhà vua Nhật Bản và Hoàng hậu lại chọn cố đô Huế là địa phương duy nhất để tới thăm trong chuyến đi lần này.
Đại sứ Nguyễn Quốc Cường
PV: Đây là lần đầu tiên Nhà vua Nhật Bản và Hoàng hậu tới thăm Việt Nam, xin đại sứ cho biết ý nghĩa của chuyến thăm đối với sự phát triển của quan hệ hai nước?
Đại sứ Nguyễn Quốc Cường: Tuần qua, tôi đã được mời vào Hoàng cung để yết kiến Nhà vua Nhật Bản và Hoàng hậu. Nhà vua và Hoàng hậu đều rất trông chờ vào chuyến thăm tới Việt Nam lần đầu tiên này.
Bản thân chuyến thăm đầu tiên sau 44 năm thiết lập quan hệ ngoại giao đã nêu bật ý nghĩa quan trọng của nó. Đây là chuyến thăm lịch sử, mang ý nghĩa biểu tượng đồng thời cũng là cột mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản. Quan hệ hai nước ngày càng thân thiện, ngày càng phát triển và có độ tin cậy.
Lãnh đạo của hai nước kể cả Việt Nam và Nhật Bản đã nhiều lần khẳng định quan hệ song phương đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất. Và chuyến thăm lần này của Nhà vua Nhật Bản và Hoàng hậu chính là minh chứng hùng hồn nhất cho sự phát triển trong quan hệ, đưa quan hệ 2 nước lên tầm cao mới.
PV: Đại sứ có thể cho biết lý do tại sao Nhà vua Nhật Bản và Hoàng hậu lại chọn cố đô Huế là địa phương duy nhất tới thăm trong chuyến đi lần này?
Đại sứ Nguyễn Quốc Cường: Cả hai nước đều nhất trí cao trong việc chọn cố đô Huế là địa phương để Nhà vua và Hoàng hậu tới thăm. Có rất nhiều lý do, nhưng theo tôi, có ít nhất 2 lý do: lịch sử và văn hóa.
Về lịch sử, cố đô Huế có giá trị rất đặc biệt trong lịch sử của đất nước chúng ta, từng có 143 năm là kinh đô của nước ta trong triều Nguyễn. Nhà vua và Hoàng hậu rất quan tâm tới lịch sử của đất nước chúng ta và đã hỏi tôi rất nhiều câu hỏi liên quan tới triều Nguyễn, thời vua Gia Long hay vua Minh Mạng….
Về văn hóa, có thể nói, cố đô Huế với 5 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận, là nơi giao thoa, hội tụ của nền văn hóa rất đặc sắc của nước ta. Đây cũng là nơi có giao thoa văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản. Tôi có nhắc tới Nhã nhạc cung đình Huế khi gặp Nhà vua và Hoàng hậu. Rất ngạc nhiên là Nhà vua nhắc ngay tới chuyện Phật Triết của Việt Nam từ thế kỷ thứ 8 đã mang Nhã nhạc sang biểu diễn trong Lễ khai tượng chùa tại Nara. Trải qua 1300 năm, Nhã nhạc đã được kế thừa và vẫn duy trì biểu diễn trong Hoàng cung Nhật Bản hiện nay. Bản thân Hoàng hậu cũng rất thích Nhã nhạc. Việc này cho thấy giao lưu quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đầu tiên là từ văn hóa, từ âm nhạc.
Ngoài ra, Huế cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử của Việt Nam mà Nhật Bản đã có nhiều hỗ trợ trong việc bảo tồn, duy trì những di tích lịch sử này trong nhiều năm nay. Do vậy, tôi nghĩ việc chọn cố đô Huế có ít nhất hai lý do đó.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh Trần Nhật Tân mong muốn bà con giáo dân tiếp tục vun đắp tình đoàn kết lương giáo, xây dựng quê hương ngày thêm giàu mạnh.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị ngành Nội vụ Hà Tĩnh tiếp tục tập trung tham mưu, thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị tinh gọn, hiệu lực hiệu quả theo chỉ đạo của Trung ương.
Khẳng định ngoại giao kinh tế là một động lực quan trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, đơn vị, địa phương bám sát điều kiện thực tế để triển khai hiệu quả, tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025.
Trong không khí ấm cúng, lãnh đạo tỉnh đã gửi lời chúc tốt đẹp tới Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh và các linh mục, chức sắc, chức việc cùng bà con giáo dân mùa Giáng sinh an lành, hạnh phúc.
Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của BCH Đảng bộ huyện, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nỗ lực của toàn dân, năm 2024, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đạt và vượt nhiều chỉ tiêu đề ra.
Năm 2024, Đảng bộ huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ KT–XH, QP–AN.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh mong các vị linh mục, chức sắc, chức việc cùng bà con giáo dân tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, góp sức xây dựng Hà Tĩnh ngày càng phát triển.
Khắc ghi lời Bác dạy, LLVT Hà Tĩnh luôn không ngừng nỗ lực phấn đấu để ngày càng vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”, thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự - quốc phòng địa phương.
Các tham luận tại hội thảo là cơ sở để Việt Nam, Hưng Yên và Hà Tĩnh phát huy hơn nữa di sản Đại danh y để lại, góp phần nâng tầm văn hóa đất nước trên trường quốc tế.
Đồng chí Trần Thế Dũng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh khẳng định tỉnh luôn luôn có trách nhiệm và đồng hành với huyện Lộc Hà để thực hiện hiệu quả sắp xếp đơn vị hành chính, tinh gọn bộ máy.
Các ban, ngành, địa phương của TP Hà Tĩnh tiếp tục tăng cường giải quyết kiến nghị liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bồi thường dự án…
Sáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và đọc Diễn văn kỷ niệm.
Thời gian tới, TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) tiếp tục nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, chất lượng huấn luyện, diễn tập, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong tình hình mới.
LLVT Hà Tĩnh nguyện tiếp bước truyền thống vẻ vang của QĐND Việt Nam, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, hạnh phúc.
Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.
Chủ tịch UBND tỉnh phân công Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà trực tiếp chỉ đạo các đơn vị, địa phương Hà Tĩnh thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công điện này.
Chương trình “Chợ tết Công đoàn" 2025 sẽ hỗ trợ 2.000 đoàn viên, người lao động Hà Tĩnh được mua sắm hàng hóa miễn phí; ưu đãi về giá cả, chất lượng, vận chuyển.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh yêu cầu nhà thầu tập trung nhân lực, máy móc đẩy nhanh tiến độ công trình khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở ở Hà Tĩnh.
Đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh, từ nay đến cuối nhiệm kỳ, UBKT các cấp cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, xử lý nghiêm các sai phạm với quan điểm “Không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.
Tại lễ dâng hương tưởng niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, tỉnh Hưng Yên và Hà Tĩnh thành kính tưởng nhớ, tri ân công lao của Đại danh y; hứa sẽ tiếp tục kế thừa, phát huy, nhân rộng các giá trị mà ông đã để lại.
Tình hình chấp hành kỷ luật, pháp luật và bảo đảm an toàn trong LLVT Hà Tĩnh có chuyển biến, góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Sáng 19/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác báo chí năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trao giải Búa Liềm vàng cấp tỉnh lần thứ XII – năm 2024.