Vì sao nhiều người chưa có chứng nhận tiêm trên ứng dụng?

Nhiều người chưa có chứng nhận tiêm trên Sổ sức khỏe điện tử do dữ liệu vẫn đang trong quá trình nhập, dự kiến sẽ xong trước ngày 20/9.

Trên thực tế, phần lớn người dùng đã có chứng nhận tiêm vaccine Covid-19 trên ứng dụng sau khi tiêm. Tuy nhiên, không ít người cho biết đã tiêm 1-2 tháng nhưng chưa được cập nhật trên ứng dụng.

Vì sao nhiều người chưa có chứng nhận tiêm trên ứng dụng?

Người dân nhận được chứng nhận màu xanh trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử, thể hiện đã tiêm 2 mũi vaccine. Ảnh: Khương Nha

Thanh Hằng (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, cô tiêm vaccine từ tháng 7, nhưng đến nay ứng dụng vẫn hiển thị “chưa tiêm”. “Khi đi công tác, tôi phải mang theo chứng nhận bằng giấy và không biết có được gọi đi tiêm mũi hai đúng thời gian không”, cô nói. Nhiều người khác trong đợt tiêm cùng cô cũng chưa có chứng nhận, trong khi có một số người tiêm đợt sau lại lại có chứng nhận trước.

Theo Bộ Y tế, ba dạng dữ liệu vẫn đang dần được đưa lên hệ thống gồm dữ liệu dạng file Excel, dữ liệu trên giấy và dữ liệu chưa đầy đủ thông tin. Trong văn bản gửi đến các tỉnh thành trên cả nước tuần trước, Bộ đề nghị các đơn vị liên quan nhập dữ liệu lên Hệ thống tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 quốc gia. Việc nhập dữ liệu cần hoàn thành trước ngày 20/9.

“Nếu các địa phương nhập dữ liệu đủ và đúng, người dân cũng sẽ có chứng nhận tiêm chủng trên ứng dụng ngay sau đó”, ông Nguyễn Trường Nam, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin - Bộ Y tế, nói. Ngoài ra theo Bộ Y tế, việc nhập dữ liệu còn giúp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tra cứu, tổng hợp, báo cáo kết quả, cập nhật thông tin người đã tiêm mũi 1, từ đó có cơ sở gọi tiêm mũi 2.

Thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 quốc gia đến 7/9 đã có gần 23,2 triệu mũi tiêm được thực hiện. Trong khi đó, dữ liệu từ Viettel Solutions đến hết ngày 6/9 cho thấy, số mũi tiêm được cập nhật lên hệ thống là gần 20,6 triệu. Như vậy, hiện vẫn còn khoảng 10% dữ liệu đang trong quá trình nhập. Đây hầu hết là dữ liệu ở giai đoạn tiêm chủng đầu tiên, trước khi nền tảng tiêm chủng quốc gia được công bố hôm 10/7.

Đại diện đơn vị phát triển Viettel Solutions giải thích: “Với số lượng người tiêm lớn, các cơ sở y tế cần thời gian để nhập thông tin của từng người vào hệ thống. Vì vậy, những người đã tiêm được ghi nhận trên hệ thống khác nhau - người được ghi nhận trước, người ghi nhận sau”. Việc hiển thị chứng nhận cho người đã tiêm phụ thuộc vào dữ liệu được các cơ sở tiêm chủng nhập lên.

Trước thực trạng trên, Cổng thông tin tiêm chủng quốc gia cũng đã bổ sung tính năng Phản ánh tiêm chủng. Đến chiều 7/9, hệ thống ghi nhận hơn 35.000 lượt phản ánh, trong đó một nửa liên quan đến việc “tiêm mũi 1 nhưng chưa có chứng nhận”. Để gửi phản ánh, người dùng điền thông tin như: Họ tên, số điện thoại, CMND/CCCD, địa chỉ, loại vaccine và ảnh chứng nhận tiêm.

Theo đơn vị phát triển, nếu người dùng nhập chính xác, dữ liệu có thể được cập nhật trong 15 phút. Trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử, người tiêm xong mũi 1 có chứng nhận màu vàng, còn đã hoàn thành mũi 2 có chứng nhận màu xanh lá cây.

Theo VNE

Chủ đề Hỏi đáp về dịch COVID-19

Đọc thêm

Loại đũa nào tốt nhất cho sức khỏe?

Loại đũa nào tốt nhất cho sức khỏe?

Đũa là vật dụng được sử dụng trực tiếp trong bữa ăn hàng ngày của mọi người nên nếu không an toàn, đũa vô tình trở thành tác nhân gây bệnh.
3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

Các món ăn vặt tuy hấp dẫn nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho gan. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này và chú ý đến việc lựa chọn những món ăn lành mạnh.
10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

Đổi giày phù hợp, bỏ thuốc lá, kê gối khi ngủ hay điều chỉnh dáng đi đều có thể giảm áp lực lên cột sống và tăng cường cơ bắp, từ đó giảm đau lưng.
Miền Bắc đón không khí lạnh đầu mùa

Miền Bắc đón không khí lạnh đầu mùa

Đợt không khí lạnh đầu tiên trong năm sẽ tràn đến Đông Bắc Bộ từ đêm mai, sau đó mở rộng ra hầu hết miền Bắc, gây mưa giông, nhiệt độ giảm.