Việt Nam đã đàm phán thành công khoảng 170 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19

Tại hội nghị giao ban trực tuyến phòng, chống dịch Covid-19 với 63 tỉnh, thành phố diễn ra sáng 16-7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Việt Nam đã đàm phán thành công được khoảng 170 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 từ các nguồn khác nhau.

Việt Nam đã đàm phán thành công khoảng 170 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.

Tuy nhiên, do mức độ khan hiếm của vắc-xin toàn cầu, nên dù đã có những hợp đồng mua từ tháng 11-2020, có những cam kết thỏa thuận từ tháng 9-2020 nhưng đến nay nước ta mới có vắc-xin. Tình trạng này sẽ tiếp tục kéo dài đến tháng 9-2021.

Riêng trong tháng 7-2021, nước ta sẽ tiếp nhận khoảng gần 8,9 triệu liều. Tính đến ngày 13-7, Bộ Y tế đã phân bổ 11 đợt vắc-xin phòng Covid-19 với tổng số hơn 8,16 triệu liều cho các đơn vị, địa phương.

Toàn bộ số vắc-xin tiếp nhận đã được phân bổ theo nguyên tắc công bằng, minh bạch, ưu tiên cho các tỉnh, thành phố đang có dịch, các tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đông công nhân và dân cư...

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trước mắt, Bộ Y tế ưu tiên phân bổ vắc-xin cho các tỉnh, thành phố có dịch, các đầu tàu phát triển kinh tế - xã hội để bảo đảm đạt được mục tiêu “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội”.

“Khi có vắc-xin được phân bổ về, các tỉnh, thành phố phải triển khai ngay kế hoạch tiêm chủng, lựa chọn tiêm đúng đối tượng theo Nghị quyết 21/NQ-CP của Chính phủ. Cùng với đó, quyết định về đối tượng tiêm của địa phương phù hợp”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Trong ngày 15-7, có thêm 21.815 người được tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19. Như vậy, tổng cộng đã thực hiện tiêm chủng được hơn 4,18 triệu liều vắc xin, trong đó, số người đã được tiêm 1 mũi là hơn 3,89 triệu và hơn 294.000 người đã được tiêm đủ 2 mũi.

Theo Hà Nội Mới

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.