Việt Nam sắp có hệ thống xạ trị ung thư hàng nghìn tỷ đồng

Bệnh viện K xây dựng cơ sở 4 diện tích 8,6 ha theo hướng kỹ thuật cao, trang bị máy xạ trị proton tiên tiến nhất trị giá 4.200 tỷ đồng để điều trị ung thư thần kinh, phổi.

GS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K cho biết thông tin trên tại Hội thảo Điều trị đa mô thức bệnh ung thư và quản lý bệnh viện trong kỷ nguyên số - Cập nhật ASCO 2024, ngày 1/11.

Xạ trị là phương pháp sử dụng bức xạ ion hóa trong điều trị ung thư. Sau hơn 100 năm, xạ trị trở thành phương pháp quan trọng trong điều trị ung thư. Hiện nay khoảng 50-60% phác đồ điều trị đa mô thức bệnh ung thư có vai trò của xạ trị.

"Cơ sở 4 là Trung tâm xạ trị proton, khu sản xuất đồng vị phóng xạ phục vụ tại chỗ", PGS Quảng nói, thêm rằng đầu tư xây dựng trung tâm ung thư chất lượng cao với hệ thống máy xạ trị tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng điều trị. Như vậy, người bệnh được tiếp cận dịch vụ chất lượng cao ngay tại Việt Nam mà không phải đi nước ngoài điều trị.

Bệnh viện K hiện có ba cơ sở khám chữa bệnh gồm Quán Sứ, Tam Hiệp và Tân Triều, hơn 2.000 nhân viên y tế. Đây là bệnh viện tuyến cuối ở miền Bắc chuyên điều trị bệnh ung bướu. Cơ sở 4 sẽ được xây dựng tại xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, quy mô khoảng 8,6 ha, đang trong giai đoạn bàn giao mặt bằng. Đây sẽ là trung tâm proton đầu tiên ở miền Bắc điều trị ung thư thần kinh, đặc biệt ở trẻ em và các loại ung thư phổi, tiền liệt tuyến...

Trước đó, Bộ Y tế đề xuất xây dựng hai hệ thống xạ trị proton trị giá khoảng 4.200 tỷ đồng, đặt tại Bệnh viện K và Chợ Rẫy. Đây là kỹ thuật xạ trị chiếu ngoài tiên tiến nhất hiện nay, khắc phục được những điểm yếu của xạ trị gia tốc tuyến tính (phổ biến ở nước ta), đặc biệt đảm bảo hiệu quả và an toàn với trẻ em.

Hiện, Việt Nam có 84 máy xạ trị gia tốc tuyến tính, mới đáp ứng 60-70% nhu cầu cơ bản. Để đạt được tiêu chí tối thiểu một máy xạ trị trên một triệu dân như Chính phủ và Bộ Y tế đặt mục tiêu, cần đầu tư thêm 35-40 máy xạ trị mới trong thời gian tới. Bởi, mỗi năm Việt Nam ghi nhận thêm hơn 182.000 ca ung thư, trong đó 60% bệnh nhân có chỉ định xạ trị.

Một bệnh nhân ung thư đang xạ trị tại Bệnh viện K. Ảnh: Lê Nga
Một bệnh nhân ung thư đang xạ trị tại Bệnh viện K. Ảnh: Lê Nga

Theo GS Quảng, trong những năm qua các kỹ thuật xạ trị ứng dụng trong điều trị ung thư tại Việt Nam có những tiến bộ vượt bậc, theo kịp các nước trong khu vực. Ví dụ, xạ trị không gian ba chiều theo hình dạng khối u; xạ trị điều biến liều, xạ trị dưới hướng dẫn hình ảnh, xạ trị điều biến liều theo thể tích hình cung; xạ trị áp sát liều cao hướng dẫn hình ảnh 3D bằng CT/MR... góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.

Tại hội thảo, chuyên gia quốc tế về lĩnh vực xạ trị từ Mỹ, Pháp, Bỉ, Nhật Bản, Hàn Quốc... cũng chia sẻ về nền tảng và ứng dụng lâm sàng khi xạ trị ion carbon; liệu pháp xạ proton trong điều trị ung thư... Đây là cơ hội giúp các bác sĩ Việt Nam học hỏi, nâng cao chất lượng điều trị và giảm gánh nặng ung thư, theo GS Quảng.

vnexpress.net

Đọc thêm

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?