Tại nhiều địa phương, công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ, giúp người dân ổn định cuộc sống đang được cấp thiết thực hiện, nhiều nguồn lực đã được huy động.
Yagi là cơn bão mạnh nhất trên Biển Đông 30 năm qua và mạnh nhất trên đất liền Việt Nam 70 năm qua. Bão cường độ rất mạnh, tốc độ rất lớn, phạm vi rộng, vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 17, thời gian kéo dài, sức tàn phá mạnh và ảnh hưởng nặng nề hầu hết miền Bắc. Trong ảnh: TP Yên Bái ngổn ngang sau bão lũ. Sau bão, đến nay, nhiều địa phương vẫn còn đang khắc phục hậu quả thiệt hại. Nhà cửa, nội thất, đồ dùng, hàng hóa đều bị hư hại. Chung tay cùng lời kêu gọi của Chính phủ và người dân cả nước, hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng (trị giá tương đương gần 3 tỷ đồng) đã được Vinamilk hỗ trợ đến người dân tại 11 tỉnh, thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ gồm: Hà Nội, Yên Bái, Thái Nguyên, Sơn La, Cao Bằng, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Ninh Bình, Lào Cai. Cơn bão ập đến ngay trong thời điểm năm học mới bắt đầu. Gần 1 tuần sau khi bão lũ đi qua, cô trò Trường Tiểu học Kim Đồng (phường Minh Tân, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái) mới có thể trở lại lớp học. Có thể thấy dấu tích của nước lũ vẫn còn hằn đậm trên tường trường lớp. Trường đã bị ngập đến gần 3m, lên đến tầng 1.
Sách vở và đồ dùng của học sinh bị ngâm trong nước lũ, được phơi nắng trong sân trường những ngày qua sau khi nước rút. Cô Đỗ Thị Diễm Hương - giáo viên Trường Tiểu học Kim Đồng cho biết: “Trường Tiểu học Kim Đồng bị thiệt hại khá nặng nề sau trận bão lũ. Trường có gần 1.000 học sinh thì hơn 50% học sinh gia đình bị thiệt hại, mất hoàn toàn tài sản do nước lũ cuốn trôi, hư hỏng. Tất cả đồ dùng dạy học, trang thiết bị trong trường cũng đã bị hư hỏng, không thể sử dụng”. Vinamilk ưu tiên hỗ trợ sản phẩm dinh dưỡng cho các em học sinh. Tiếp nối, công ty cũng đang thực hiện thêm chương trình "Vượt thiên tai - Tiếp bước tương lai" cùng với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Dự kiến, có thêm 3 tỷ đồng giá trị sản phẩm dinh dưỡng được ủng hộ bởi cộng đồng và cán bộ công nhân viên Vinamilk; và đối ứng thêm 3 tỷ đồng sản phẩm từ Vinamilk đóng góp thêm. Tất cả tiếp tục được trao cho trẻ em, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn các tỉnh bị ảnh hưởng bão lũ. Khu vực chợ trung tâm huyện Trấn Yên (tỉnh Yên Bái) bị nước ngập lên đến gần 2m, rác bùn lên đến hơn 1m. “Ngày nào cũng phải có đến vài trăm người dọn dẹp, cào quét, kéo bùn ra. Làm liên tục 6-7 ngày, đường mới được như thế này, có nơi bùn vẫn ngập cao đến 20-30cm”, bà Nguyễn Thị Loan (ngụ đường Sông Thao, huyện Trấn Yên) chỉ con đường quanh chợ và nói. Bà Loan kể thêm: “Cả đời tôi, chưa bao giờ thấy lũ lớn, ngập sâu như đợt này. Gần sông, ở phía trong có 2 nhà chỉ có cụ già hơn 70 tuổi và hơn 80 tuổi ở một mình, hôm nhà ngập cao lên tầng 2, ở trong không ra được, vẫy tay gọi mọi người đến cứu”. Tại huyện Trấn Yên, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái, người dân, các lực lượng tình nguyện và cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 148, Sư đoàn 316, Quân khu 2, nỗ lực khắc phục hậu quả bão lũ suốt nhiều ngày qua. Vinamilk đem sữa, nước uống đến tận tay người dân và lực lượng đang làm nhiệm vụ khắc phục hậu quả bão lũ.
“Đến tận những nơi bị ảnh hưởng bởi bão lũ mới cảm thấy được sự tàn phá nặng nề của thiên tai và mất mát của bà con. Nhưng cũng trong hoàn cảnh khó khăn ấy, mới thấy tình người cũng thật ấm áp. Tham gia hỗ trợ người dân vùng bão lũ, cá nhân tôi và anh chị em đồng nghiệp càng mong muốn được góp sức nhiều hơn với những hoạt động cộng đồng của công ty”, anh Tạ Xuân Tuấn, Giám đốc kinh doanh miền Bắc (Vinamilk) chia sẻ. Anh Nguyễn Ngọc Tuyến, lái xe của Xí nghiệp kho vận Hà Nội (Vinamilk) tâm sự không biết đã đi bao nhiêu chuyến hàng hỗ trợ tại các khu vực ngập sâu của Hà Nội, hay đến Thái Nguyên, Yên Bái. Sáng xe đi từ lúc 5h, về lại kho khoảng tối muộn và tiếp tục bốc dỡ hàng để sáng hôm sau có thể khởi hành tiếp. “Dù vất vả hơn công việc thường ngày nhưng tôi cảm thấy tự hào khi được góp sức mình, cùng công ty cứu trợ đồng bào, thực hiện các hoạt động thiện nguyện”, anh Tuyến nói. Hơn 3.500 phần quà gồm sữa, nước, bánh… do các nhân viên Vinamilk cùng nhau chuẩn bị trong 1 ngày và tận tay gửi đến những người dân tại Yên Bái, Thái Nguyên. Đa phần các hộ dân đều có người già, trẻ em đang rất cần được tăng cường sức khỏe, dinh dưỡng trong giai đoạn này.
Ngoài ra, các y bác sĩ, dược sĩ của Phòng khám đa khoa An Khang (Vinamilk) tại TP.HCM cũng đã cùng nhau chuẩn bị 600 túi thuốc gia đình để gửi đến bà con các tỉnh miền Bắc như Hà Giang, Tuyên Quang... Túi thuốc gồm các loại thuốc cơ bản cần thiết, được kèm theo tờ hướng dẫn cụ thể, rõ ràng để người dân sử dụng.
Đoàn Thanh niên - Hội Chữ thập đỏ phường Đại Phúc (TP Bắc Ninh) đã trao hỗ trợ nhà, tặng quà học sinh khó khăn tại Can Lộc với tổng nguồn lực 100 triệu đồng.
Một hộ dân ở xã Cẩm Sơn (Cẩm Xuyên) xây dựng nhà kiên cố trên đất rừng do Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Kẻ Gỗ quản lý khiến dư luận bức xúc, đề nghị xử lý nghiêm để tránh hệ lụy.
25 nạn nhân bom mìn ở Hương Khê (Hà Tĩnh) được trao hỗ trợ 150 triệu đồng để phát triển sinh kế. Đồng thời 12 học sinh nghèo cũng được trao tặng xe đạp để tiếp bước đến trường.
Quyền lợi của bà Nguyễn Thị Đường và Nguyễn Thị Tường ở thị trấn Kỳ Đồng (huyện Kỳ Anh) bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì sự tắc trách, tùy tiện của chính quyền địa phương.
"Ngôi nhà khăn quàng đỏ" là món quà ý nghĩa, góp phần khích lệ em Hoàng Nguyễn Tiến Đạt (xã Tùng Châu, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) vượt khó, phấn đấu đạt kết quả cao trong học tập.
Ngoài 228 nhà được xây dựng và sửa chữa theo chương trình xóa nhà tạm, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã huy động các nguồn lực khác để xây mới và sửa chữa 58 nhà đại đoàn kết...
3 "Ngôi nhà khăn quàng đỏ" có tổng nguồn hỗ trợ 80 triệu đồng do Thành đoàn, Hội đồng Đội TP Hà Tĩnh kêu gọi để giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã trao tặng 50 chiếc quạt điện cho 50 hộ gia đình hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình chính sách thuộc diện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện Kỳ Anh.
Sau nhiều năm sử dụng, cầu tràn Lâm Lĩnh nối xã Sơn Lĩnh và xã Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã xuống cấp, gây bất an cho người dân khi tham gia giao thông qua đây.
Nhiều năm nay, trên tuyến kênh thoát lũ ở địa bàn phường Kỳ Thịnh, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tồn tại 2 cầu sắt không còn chức năng sử dụng, hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. Dù tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm rình rập cho người và gia súc, cản trở dòng chảy nhưng cầu vẫn chưa được tháo dỡ xử lý.
Gần 70 tuổi, không chồng, không con, đau ốm triền miên... nhưng bà Nguyễn Thị Liên (Can Lộc, Hà Tĩnh) phải một mình cáng đáng thêm việc chăm sóc người em gái bị bệnh tâm thần.
Chính quyền và người dân phường Kỳ Thịnh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) mong ngành chức năng sớm có phương án xử lý 2 cầu sắt bắc qua kênh thoát lũ để đảm bảo an toàn và lưu thông dòng chảy.
Đến nay, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã hoàn thiện xây dựng 67/67 nhà ở cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, tạo "bước đệm" giúp người dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.
Những ngôi nhà được xây mới, sửa chữa khang trang, vững chắc đã giúp người nghèo, gia đình người có công ở TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống, góp phần thực hiện hiệu quả chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.
Những đồ gia dụng thiết yếu được đơn vị tài trợ trao tặng sẽ góp phần giúp các hộ gia đình thuộc diện xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Hà Tĩnh sớm ổn định cuộc sống.
Trung úy Nguyễn Trọng Bá là con út trong một gia đình thuần nông ở TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh). Đồng chí có 2 chị gái, chị cả mắc bệnh tâm thần phân liệt thể trầm cảm, chị thứ hai bại não bẩm sinh.
Ngôi nhà mới góp phần tạo điều kiện giúp Thiếu tá Hoàng Văn Song (Ban CHQS huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của Hà Tĩnh được xem là “cuộc cách mạng” về nhà ở, là cứu cánh cho các gia đình khó khăn ở xã biên giới Hương Lâm (Hương Khê).
Dù chưa hoàn thiện các thủ tục pháp lý theo quy định, 1 doanh nghiệp có trụ sở tại Hải Phòng vẫn lắp đặt các trạm thông tin di động trong khu dân cư ở TP Hà Tĩnh.
Hàng trăm phạm nhân thụ án tại các cơ sở ở Hà Tĩnh vừa được đặc xá trở về với gia đình và cộng đồng đã khép lại quá khứ lỗi lầm để bắt đầu một hành trình, một cuộc đời mới.
Tháng Nhân đạo 2025 đang được các địa phương, hội chữ thập đỏ các cấp ở Hà Tĩnh khởi động với nhiều chương trình sôi nổi, thiết thực nhằm lan tỏa yêu thương trong cộng đồng.
Hơn 13 năm sử dụng, khu nhà học Trung tâm GDNN-GDTX huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) chưa được nâng cấp, sửa chữa khiến cơ sở hạ tầng xuống cấp trầm trọng, không đảm bảo điều kiện học tập.