Vốn vay ưu đãi tiếp sức cho người nghèo ở TX Hồng Lĩnh

(Baohatinh.vn) - Được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi là động lực quan trọng, tiếp sức cho các hộ nghèo ở TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) trong thực hiện mục tiêu cải thiện cuộc sống.

Chồng mất sớm, một mình bà Nguyễn Thị Lan (62 tuổi) ở thôn Hồng Lam, xã Thuận Lộc gồng gánh nuôi con. Bà làm đủ nghề từ mò cua, bắt ốc đến làm thuê để chạy ăn từng bữa.

DT_DSC2513.jpg
Cán bộ Phòng Giao dịch NHCSXH thị xã Hồng Lĩnh thăm hỏi, kiểm tra mô hình chăn nuôi trâu, bò của gia đình bà Nguyễn Thị Lan (áo sọc).

Năm 2018, bà Lan được Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) TX Hồng Lĩnh cho vay 50 triệu đồng để mua bò giống sinh sản và đầu tư chuồng trại phát triển sản xuất. Nhờ chăm sóc cẩn thận, đàn bò phát triển tốt và sinh thêm bê con, cuộc sống gia đình ngày càng được cải thiện.

Đầu năm 2024, bà Lan tiếp tục mạnh dạn vay 80 triệu đồng từ NHCSXH để đầu tư mua trâu sinh sản và máy cày phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ước mong thoát khỏi đói nghèo của gia đình bà đang dần trở thành hiện thực.

DT_DSC2506.jpg
Nhờ chăm sóc tốt, trâu bò sinh sản của gia đình bà Lan cho thu nhập ổn định.

Bà Nguyễn Thị Lan chia sẻ: “Sự hỗ trợ của NHCSXH đã tiếp sức cho gia đình tôi có thêm động lực để lao động sản xuất. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để sử dụng và phát huy hiệu quả nguồn vốn vay, cải thiện cuộc sống cho gia đình”.

Là phụ nữ đơn thân, thuộc diện hộ nghèo lại thường xuyên đau ốm nên cuộc sống của bà Phan Thị Anh (49 tuổi), ở thôn Thuận Trung, xã Thuận Lộc gặp nhiều khó khăn. Nguồn thu nhập chính của bà chủ yếu trông chờ vào tiền trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng 750 ngàn đồng và sự trợ giúp của bố mẹ đẻ đã ngoài 70 tuổi.

DT_DSC2534.jpg
Bà Phan Thị Anh (áo hồng) ở thôn Thuận Trung, xã Thuận Lộc phấn khởi khi được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển kinh tế.

Năm 2022, bà Phan Thị Anh được Phòng Giao dịch NHCSXH thị xã Hồng Lĩnh tạo điều kiện cho vay vốn 50 triệu đồng để mua trâu sinh sản và xây dựng chuồng trại chăn nuôi. Sau gần 2 năm, trâu đã đẻ 2 nghé. Nguồn thu nhập ấy đã giúp bà có thêm tiền mua thuốc chữa bệnh.

Bà Phan Thị Anh cho biết: “Từ khi được vay vốn phát triển chăn nuôi, mỗi ngày tôi dường như có thêm động lực để cố gắng. Tôi rất vui và biết ơn sự hỗ trợ của ngân hàng và sẽ chăm sóc con giống phát triển tốt để có thể để trả gốc, lãi đúng kỳ hạn”.

Thời gian qua, Phòng Giao dịch NHCSXH thị xã Hồng Lĩnh nâng cao chất lượng hoạt động, tạo điều kiện cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Từ nguồn vốn ưu đãi đã giúp các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng mô hình trang trại, phát triển chăn nuôi, cải tạo vườn tạp, xây dựng nhà ở, công trình vệ sinh...

DT_DSC2556.jpg
Khách hàng giao dịch tại Phòng Giao dịch NHCSXH thị xã Hồng Lĩnh.

Trong năm 2023 và 7 tháng năm 2024, Phòng Giao dịch NHCSXH thị xã Hồng Lĩnh có tổng dư nợ tín dụng hơn 214 tỷ đồng và cho 3.355 lượt hộ vay vốn để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường... Trong đó, 275 lượt hộ nghèo hộ cận nghèo và 62 hộ mới thoát nghèo được vay vốn.

Từ sự hỗ trợ của NHCSXH đã giúp người dân có thêm điều kiện để đầu tư, mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Cùng với việc giải ngân nguồn vốn vay, phòng giao dịch luôn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi tại các phường, xã, các tổ tiết kiệm và vay vốn, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác. Tất cả đều hướng đến mục tiêu bảo đảm vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả như mong muốn.

Ông Cao Xuân Tiến - Phó Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH thị xã Hồng Lĩnh.

Chủ đề Vì người nghèo

Đọc thêm

Làm gì để tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Do đâu tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm?

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).