Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH Kỳ Anh lọt tốp 15 huyện có dư nợ lớn nhất cả nước

(Baohatinh.vn) - Với tổng dư nợ 659,5 tỷ đồng, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Kỳ Anh (thuộc Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Hà Tĩnh) là 1 trong 15 huyện có quy mô dư nợ lớn nhất trong cả nước.

Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH Kỳ Anh lọt tốp 15 huyện có dư nợ lớn nhất cả nước

Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Kỳ Anh luôn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong hồ sơ, thủ tục vay vốn.

Ông Phạm Anh Đức - Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Kỳ Anh cho biết: “Mục tiêu đặt ra trong năm 2022 là tăng trưởng dư nợ 9% so với cuối năm 2021. Tuy vậy, nhờ triển khai đồng bộ, hiệu quả nhiều giải pháp, đến nay, tổng dư nợ của đơn vị đã đạt 659,5 tỷ đồng, tăng 9,5% so với cuối năm 2021 và đã vượt mục tiêu đề ra trong cả năm. Với quy mô này, huyện Kỳ Anh là 1 trong 15 huyện có dư nợ lớn nhất trong cả nước. Nguồn vốn chính sách đã kịp thời tiếp sức cho hàng nghìn mô hình kinh tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương”.

Theo rà soát, một số chương trình có dư nợ lớn của Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Kỳ Anh gồm: cho vay hộ mới thoát nghèo đạt 234 tỷ đồng, cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đạt trên 114 tỷ đồng, cho vay hộ cận nghèo đạt 88 tỷ đồng, cho vay hộ sản xuất - kinh doanh vùng khó khăn đạt 82,2 tỷ đồng…

Một số địa phương có quy mô dư nợ lớn trong huyện Kỳ Anh là: xã Kỳ Tây 66 tỷ đồng, xã Kỳ Thượng 61,2 tỷ đồng, xã Lâm Hợp 61,7 tỷ đồng…

Theo đó, trên toàn địa bàn huyện Kỳ Anh có hơn 13.800 hộ dân thuộc huyện Kỳ đã có thêm nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng cuộc sống và mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế dựa trên thế mạnh của địa phương như: trồng rừng, trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc - gia cầm, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản…

Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH Kỳ Anh lọt tốp 15 huyện có dư nợ lớn nhất cả nước

Cán bộ Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Kỳ Anh kiểm tra mục đích sử dụng nguồn vốn vay tại xã Kỳ Đồng.

Sự hấp thụ vốn lớn cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy sự phục hồi, phát triển tích cực của nền kinh tế, sự nỗ lực trong đầu tư sản xuất - kinh doanh của người dân trên địa bàn huyện Kỳ Anh sau những tác động xấu của đại dịch COVID-19.

Điều đáng nói là mặc dù có dư nợ và số khách hàng vay vốn lớn, song, nhờ làm tốt công tác phối kết hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức hội đoàn thể trong việc rà soát, đối chiếu các đối tượng có nhu cầu tiếp cận vốn gắn với việc kiểm tra, kiểm soát nguồn vốn sau cho vay nên không xảy ra tình trạng trục lợi chính sách, nguồn vốn phát huy hiệu quả kinh tế cao, nhiều năm liền Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Kỳ Anh không có nợ quá hạn.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Nỗi lo hàng giả, làm sao để bảo vệ người tiêu dùng?

Nỗi lo hàng giả, làm sao để bảo vệ người tiêu dùng?

Vấn nạn hàng giả là câu chuyện không mới nhưng chưa khi nào hết nhức nhối trong xã hội. Các vụ việc sản xuất hàng giả liên tiếp được phát hiện càng khiến người tiêu dùng trong nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng lo lắng.
Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Vì sao hàng nghìn nhân viên ngân hàng mất việc

Vì sao hàng nghìn nhân viên ngân hàng mất việc

Dưới làn sóng chuyển đổi số, các ngân hàng đang cắt giảm mạnh nhân sự, có nơi giảm cả nghìn người. Tuy nhiên, vẫn có những nhà băng khẳng định sẽ tiếp tục tuyển dụng nhân sự mới.