Vũ khí Nga nể sợ nếu chiến tranh với Mỹ

Khi xảy ra xung đột quân sự ngoài kho vũ khí hiện đại của Mỹ mà Nga phải đối mặt, vũ khí “đồng minh của Mỹ” phải làm Nga cân nhắc.

Thời gian vừa qua đã bắt đầu xuất hiện những mối đe dọa, nguy cơ xung đột quân sự giữa Nga Mỹ rất lớn. Các nhà chiến lược chắc chắn không muốn điều này nhưng họ đã sẵn sàng các kế hoạch chiến đấu nếu xảy ra xung đột.

vu khi nga ne so neu chien tranh voi my

"Vũ khí" làm tăng sức mạnh của Mỹ lên đáng kể khi có xung đột với Nga

Kho vũ khí của các quốc gia được các nhà lãnh đạo đặc biệt chú ý và tìm cách chống lại chúng. Các nhà chiến lược Mỹ cực kỳ e ngại những vũ khí của Nga như Su-35, tàu ngầm và ngư lôi…còn người Nga cũng không thể không lo lắng trước những loại vũ khí có công nghệ và kỹ thuật cực kỳ tiên tiến của Mỹ.

Ngoại trừ vũ khí hạt nhân được dự đoán chỉ sử dụng khi một trong các bên gần thất bại thì những loại vũ khí thông thường dưới đây chắc chắn buộc Nga phải lưu ý.

Tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân lớp “Ohio”

Trong mọi trường hợp để cán cân quân sự Nga-Mỹ được duy trì chắn chắn phải nhờ đến kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của mình. Lực lượng chính để răn đe chiến lược của Mỹ hiện nay là tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân “Ohio”.

Là một trong ba thành phần của bộ ba hạt nhân của Mỹ, 14 chiếc tàu ngầm này đảm bảo cho Mỹ hoàn thành mọi nhiệm vụ bằng cách thực hiện tấn công hạt nhân.

Được biết các tàu ngầm Ohio mang theo lượng vũ khí có sức công phá bằng tất cả các bom đạn trong thế chiến thứ hai, đủ sức huỷ diệt hoàn toàn một lục địa.

Chiếc tàu có chiều dài 170 m, chiều rộng thân khoảng 13 m và có độ choán nước gần 19000 tấn. Tốc độ đạt 25 hải lý/h, có thể lặn ở độ sâu trên 800 mét và được trang bị lò phản ứng điện hạt nhân. Những chiếc tàu ngầm này trên biển chiếm 68% lượng thời gian hoạt động, sau 77 ngày trên biến chúng sẽ có 35 ngày bảo trì và sửa chữa ở trạm.

Được trang bị 24 tên lửa đạn đạo Trident II D-5 và 4 ống phóng ngư lôi MK-48. Được thiết kế để thay thế cho Trident I C4 tên lửa Trident II-5 3 tầng sử dụng nhiên liệu rắn có hệ thống dẫn đường quán tính.

Tầm hoạt động trên 4 nghìn hải lý hoặc hơn 7000 km. Loại tên lửa này cũng mang theo nhiều đầu đạn hơn Trident I. Tuy nhiên ưu điểm chính của Trident II chính là có hệ thống định vị dẫn đường mới GPS, giúp chúng có thể bắn tới mục tiêu có độ sai lệch khoảng 90 đến 120 m, ít hơn bốn lần so với Trident C4.

Mỗi tên lửa Trident II mang theo 8 đầu đạn, như vậy mỗi chiếc tàu ngầm Ohio có thể mang theo 192 đầu đạn. Lực lượng hạt nhân trên biển có khoảng 336 tên lửa, một nửa trong số đó nằm trên tàu ngầm.

Máy bay ném bom tàng hình B-2

Mùa xuân năm 2011 tình hình ở Ukraina bắt đầu nóng lên. Hoa Kỳ đã mang đến châu Âu hai chiếc B2. Lực lượng không quân Mỹ tuyên bố mục đích đơn giản là tập trận cùng đồng minh châu Âu, tuy nhiên Nga đã nhận ra được mối đe doạ của Mỹ.

Máy bay B-2 là một phần không thể thiếu trong bất kỳ kế hoạch nào diễn ra giữa Mỹ và Nga. So với B-52 những chiếc B-2 có sự tích hợp giữa công nghệ tàng hình với hiệu quả khí động học cao và tải trọng mang theo lớn .

Nga đang sở hữu những hệ thống phòng không hiện đại và có hiệu quả cao bởi vậy mà khả năng tàng hình của B-2 được đặt lên hàng đầu. Máy bay được đồng bộ cùng hệ thống giảm phát ra hồng ngoại, âm thanh, điện từ và rada. Những công nghệ mới này giúp cho B-2 có khả năng sống sót cao có thể vượt qua được hệ thống phòng không hiện đại của Nga.

B-2 có tầm hoạt động đạt gần 11000 km mà không cần tái nạp nhiên liệu. B-2 có tải trọng đáng gờm khi có thể mang theo 20 đầu đạn thường và đầu đạn hạt nhân cho phép tiêu diệt mọi mục tiêu của địch. Đây là chiếc máy bay duy nhất của Mỹ có khả năng bay mang theo siêu bom GBU-57 có trọng lượng 13.6 tấn.

Máy bay F-22 Raptor

F-22 được sản xuất để thay thế các máy bay chiến đấu đã lỗi thời của Mỹ F-15 nhờ tốc độ siêu âm, khả năng cơ động cao, hai động cơ và tầm hoạt động xa hơn.

F-22 là chiếc máy bay có khả năng tấn công cả 2 mục tiêu trên không và mặt đất có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ khác nhau như thu thập tình báo, giám sát và chiến tranh điện tử…

Công nghệ tàng hình thế hệ thứ 4 giúp F-22 có khả năng cơ động tự do. Tốc độ tối đa được ước tính là 1.72 Mach khi bay ở tốc độ siêu thanh và không mang vũ khí , nếu sử dụng hai buồng đốt tốc độ khoảng Mach 2.0 (hơn 2000 km/h).

Hệ thống điện tử bao gồm hệ thống cảnh báo radar (RWR) AN/ALR-94 của BAE systems E&IS, radar AN/APG-77 với mạng ăng ten điện tử quét chủ động. Vũ khí được trang bị bao gồm 6 tên lửa dẫn đường AIM-120 AMRAAM, 2 tên lửa tầm nhiệt AIM-9 Sidewinder.

Hệ thống phòng không

Sau khi Liên Xô sụp đổ khả năng chiến tranh phi hạt nhân của Nga suy yếu đáng kể và do đó để đảm bảo an toàn của mình, quốc gia này đang dựa vào chiến lược hạt nhân của mình.

Phần lớn các đầu đạn hạt nhân của Nga được đặt trên các tên lửa đạn đạo đặc biệt là tên lửa trên mặt đất. Đó là lý do tại sao Nga rất e ngại đối thủ của mình có hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại.

Đặc biệt, Nga phản đối kế hoạch của Mỹ xây dựng hệ thống phòng thủ ở châu Âu mặc dù mục đích của chúng là để bảo vệ các tên lửa đạn đạo của Iran. Nga cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa có thể phá vỡ sự cân bằng hạt nhân, đe doạ đến các phương tiện răn đe chiến lược.

Hoa kỳ đã đúng khi phát triển mạnh và triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa của mình. Điều này khiến Nga triển khai các cuộc tấn công sẽ rất khó khăn.

Đồng minh của Mỹ

Đây không phải là loại vũ khí theo nghĩa thường nhưng với mạng lưới liên minh dày đặc của mình sẽ tăng cường đáng kể khả năng chiến đấu của Mỹ trong trường hợp xung đột với Nga. Về vấn đề này Nga coi NATO là mối đe doạ chính.

Những đồng minh của Mỹ cung cấp cho quân đội Mỹ nhiều thông tin chính xác, các vị trí chiến lược…nhiều trong số chúng nằm gần biên giới Nga. NATO ở châu Âu, các quốc gia vùng Vịnh, Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines ở châu Á đều có thể giúp đỡ Mỹ. Nhờ sự giúp đỡ cũng như sử dụng các căn cứ của các quốc gia đồng mình cho phép Hoa Kỳ thực hiện các cuộc tấn công từ mọi phía.

Những quốc gia đồng minh của Mỹ thực sự tạo ra mối đe doạ nghiêm trọng với Nga. Ngoại trừ Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil, hầu hết các quốc gia có chi tiêu quân sự lớn nhất là đồng minh của Mỹ.

Như vậy có thể thấy, trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự giữa Nga và Mỹ chắc chắn cả hai nước tham chiến đều sẽ chịu tổn thất nặng nề.

Tuy nhiên nếu nhìn khách quan với mạng lưới đồng minh khắp nơi và sẵn sàng giúp đỡ có thể thấy Mỹ sẽ chiếm lợi thế trước Nga trong cuộc xung đột này. Đây là một lợi thế rất lớn mà Mỹ hoàn toàn có thể tự tin để thực hiện các mục tiêu chiến lược của mình.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.