Chiến hạm hàng đầu Nhật sang Việt Nam

Được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam, sáng 11/4, tàu hộ vệ Fuyuzuki của Nhật Bản cùng thủy thủ đoàn đã cập Cảng quốc tế Cam Ranh.

Chiến hạm hàng đầu Nhật Bản

Theo kế hoạch, chuyến thăm sẽ kéo dài từ ngày 11 đến 15/4. Trong thời gian thăm Việt Nam, Đoàn sẽ đến chào lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa, Chỉ huy Vùng 4 Hải quân và thăm tàu của Hải quân Việt Nam. Đoàn cũng sẽ thi đấu giao hữu bóng chuyền với cán bộ, chiến sĩ Vùng 4 Hải quân.

Fuyuzuki mang số hiệu DD-118 là chiếc cuối cùng thuộc lớp tàu khu trục Akizuki. Lớp tàu khu trục Akizuki được thiết kế cho nhiệm vụ hộ tống tàu khu trục chở trực thăng Hyuga và Izumo, và các tàu khu trục tên lửa Kongo và Atago.

chien ham hang dau nhat sang viet nam

Chiến hạm Fuyuzuki mang số hiệu DD-118.

Nó cũng có thể đảm nhiệm vai trò tấn công tiêu diệt các mục tiêu trên mặt nước/dưới mặt nước và trên không. Lớp tàu khu trục Akizuki được xem là biến thể hiện đại hóa của lớp tàu Takanai, làm nhiệm vụ "lá chắn" mối đe dọa trên trên không, trên biển cho các tàu khu trục cỡ lớn Kongo, Hyuga, Izumo.

Trên nó được trang bị loạt cải tiến nhỏ như giảm diện tích phản xạ radar; trang bị mồi bẫy chống ngư lôi; trang bị hệ thống kiểm soát chiến đấu ATECS (còn được mệnh danh là hệ thống Aegis Nhật Bản); cải tiến động cơ, cảm biến, sonar.

Một trong những điểm nhấn công nghệ điện tử trên tàu chiến Nhật Bản là hệ thống quản lý vũ khí hải quân tích hợp FCS-3 bao gồm: hệ thống phụ điều khiển hỏa lực và chỉ thị mục tiêu vũ khí; hệ thống radar đa chức năng.

Điểm nhấn công nghệ thứ hai trên tàu khu trục lớp Akizuki là hệ thống phụ chỉ thị chiến đấu tiên tiến (ACDS) OYQ-11. Để trở thành "lá chắn" cho các tàu khu trục Kongo, Hyuga..., JDS Fuyuzuki được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 (32 ống) có thể bắn tên lửa phòng không RIM-162 ESSM.

Tên lửa RIM-162 ESSM do Mỹ sản xuất được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ bắn hạ tên lửa hành trình chống hạm tốc độ siêu âm. Tên lửa đạt tầm bắn xa đến 50km, tốc độ bay Mach 4+, trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động.

Để chống hạm tàu mặt nước, tàu chiến Fuyuzuki được trang bị tổ hợp tên lửa hành trình chống hạm Type 90 (SSM-1B) đạt tầm phóng tối đa 150km, mang đầu nổ 225kg.

Trong tác chiến chống ngầm, Fuyuzuki được trang bị tên lửa chống ngậm Type 07 (bắn từ bệ Mk-41) và hai bệ phóng ngư lôi hạng nhẹ 324mm HOS-303 (sao chép mẫu Mk 32 SVTT của Mỹ) kết hợp hệ thống định vị thủy âm tích hợp OQQ-22 (gồm sonar dưới thân và sonar kéo rê) đem lại khả năng săn ngầm tương đối mạnh.

Ngoài ra, vũ khí trên tàu còn có pháo hạm 127mm Mk45 Mod 4, pháo phòng không cao tốc Phalanx Block1b CIWS trang bị pháo 6 nòng cỡ 20mm đạt tốc độ bắn 4.500 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 3,5km.

Nhật đào tạo cán bộ Việt Nam

Cùng với tăng cường các chuyến thăm, Nhật Bản còn giúp Việt Nam đào tạo cán bộ lắp ráp vệ tinh. Trao đổi với báo chí, PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Vệ tinh quốc gia cho biết vệ tinh rađa LOTUSat-1 đang trong giai đoạn đấu thầu, dự kiến sẽ phóng vào tháng 3/2019. LOTUSat-1 sẽ do Nhật Bản chế tạo, có sự tham gia của các kỹ sư Việt Nam.

Để phục vụ việc chế tạo LOTUSat-1 cũng như từng bước làm chủ công nghệ chế tạo vũ trụ, 36 cán bộ Việt Nam đã được cử sang nghiên cứu, đào tạo tại Nhật Bản về công nghệ vũ trụ. Nhóm kỹ sư Việt Nam sẽ vừa học vừa làm tại Nhật Bản, tham gia thực hiện chế tạo một vệ tinh nhỏ là Micro Dragon có kích thước 50 x 50 x 50cm, khối lượng khoảng 50kg, tuổi thọ khoảng 2 năm.

Sau khi vệ tinh Micro Dragon sẽ được phóng lên vũ trụ (tháng 9/2017), các nhà khoa học Việt Nam sẽ bắt tay vào thiết kế, chế tạo, lắp ráp và tiến hành thử nghiệm vệ tinh Nano Dragon. Vệ tinh nặng 45kg này sẽ là sản phẩm hoàn toàn do các nhà khoa học Việt Nam thiết kế và chế tạo.

Sau khi thử nghiệm tại Việt Nam, vệ tinh Nano Dragon sẽ được tên lửa của Nhật Bản phóng lên quỹ đạo, làm nhiệm vụ thử nghiệm theo dõi hoạt động tàu cá, tàu biển...

Đặc biệt, theo tiết lộ của ông Phạm Tuấn Anh, từ nay cho đến khi chế tạo vệ tinh LOTUSat-2, sẽ có khoảng 100 cán bộ Việt Nam được cử đi đào tạo ngắn hạn và dài hạn về công nghệ vũ trụ. Khi LOTUSat-2 được chế tạo tại Việt Nam, do đội ngũ kỹ sư Việt Nam thực hiện, với sự giám sát của các chuyên gia nước ngoài.

Ông Phạm Anh Tuấn cho biết thêm, ước tính mỗi năm Việt Nam thiệt hại từ 1,5 - 2% GDP do thiên tai gây ra; tính theo GDP hiện nay, mỗi năm Việt Nam thiệt hại khoảng 3 tỉ USD vì thiên tai. Việc đưa vệ tinh LOTUSat-1 và LOTUSat-2 vào hoạt động sẽ góp phần quan trọng trong việc cảnh báo sớm, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Trước diễn biến phức tạp của bão số 6, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo ban CHQS các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân.
“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

Mô hình “Mẹ đỡ đầu” đối với những trẻ em mồ côi của Hội Phụ nữ Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã góp phần giúp các cháu vơi bớt khó khăn, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.