Hải quân Mỹ sẽ duy trì vị thế số 1

Hải quân Mỹ được biết đến như là lực lượng hàng đầu thế giới về số lượng các loại tàu cũng như sức mạnh của chúng.

Hải quân Mỹ có một sức mạnh đáng nể xứng đáng là lực lượng chủ chốt hay giữ toàn bộ sức mạnh quân đội của Mỹ. Việc cắt giảm ngân sách quốc phòng ở các lực lượng vũ trang sẽ tập trung ở các lực lượng khác và ít ảnh hưởng đến sực mạnh Hải quân Mỹ.

hai quan my se duy tri vi the so 1

Biểu tượng sức mạnh của Hải quân Mỹ không xa lạ chính là "Tàu sân bay

Về mặt tổ chức Hải quân Mỹ có Bộ tư lệnh các hạm đội (cựu Hạm đội Đại Tây Dương), Hạm đội Thái Bình Dương, Bộ tư lệnh Hải vận Quân sự. Các Bộ tư lệnh sau này không có tàu chiến trong thành phần của mình nên không được xét ở đây.

Bộ tư lệnh các lực lượng hạm đội Hạm đội (sẽ gọi là Hạm đội Đại Tây Dương hoặc AF) bao gồm 3 hạm đội đang hoạt động: Hạm đội 2 (Bắc Đại Tây Dương), Hạm đội 4 (Nam Đại Tây Dương) và Hạm đội 6 (Địa Trung Hải). Hạm đội Thái Bình Dương (PF) cũng bao gồm 3 hạm đội đang hoạt động: Hạm đội 3 (phía Đông và trung tâm Thái Bình Dương), Hạm đội 5 ( Ấn Độ Dương), Hạm đội 7 (phía Tây Bắc của Thái Bình Dương).

Các hạm đội hoạt động khác không có thành phần đội tàu cố định, chúng được hình thành từ thành phần của Hạm đội Đại Tây Dương và Thái Bình Dương trong quá trình xoay vòng các tàu chiến cho nhau.

Ngoài ra, Hải quân Mỹ còn có Hạm đội 10 hoạt động, chịu trách nhiệm tiến hành cuộc chiến tranh mạng và không có tàu chiến.

Tàu ngầm và tàu sân bay

Trong thành phần hạt nhân chiến lược của Hải quân Mỹ có tới 14 tàu ngầm lớp “Ohio” (6 cho hạm đội Đại Tây Dương và 8 của hạm đội Thái Bình Dương).

Mỗi chiếc được lắp đặt 22 ống phóng tên lửa hành trình “Tomahawk” (chứa modul bệ phóng lắp được 7 quả mỗi ống) và có 2 cửa ra cho các thợ lặn chiến đấu. Như vậy một chiếc tàu ngầm có thể mang theo 154 quả tên lửa hành trình.

Số lượng tàu ngầm tấn công đa năng của Hải quân Mỹ đứng hàng đầu thế giới.

Hiện đại nhất trong số chúng phải kể đến 3 chiếc loại “Sea Wolf” ( tất cả trong thành phần của Hạm đội Thái Bình Dương) nhưng vì giá thành của chúng rất cao (2 đến 4 tỷ USD) nên những chiếc trong kế hoạch (32 chiếc) đã bị dừng lại. Thay vào đó họ đang xây dựng tàu nhầm hạt nhân loại “Virginia” với tính năng và hiệu quả kém hơn nhưng giá rẻ hơn.

Tổng cộng kế hoạch sẽ đóng từ 30 đến 40 chiếc.

Hiện nay trong thành phần của Hải quân Mỹ có 13 chiếc tàu ngầm hạt nhân loại “Virginia” (9 của AF và 4 của PF). Ngoài ra, Hải quân Mỹ còn có 39 chiếc loại “Los Angeles” (16 cho AF và 23 cho PF), và chúng đang bị loại dần.

Trong kho vũ khí của Mỹ còn có 16 chiếc loại “Los Angeles” nhưng chúng chỉ hoạt động trở lại nếu khắc phục được các lò phản ứng hạt nhân.

Tất cả các tàu ngầm đa năng của Mỹ có thể phóng được ngư lôi, tất nhiên không chỉ có ngư lôi thường mà có tên lửa chống hạm “Harpoon” và tên lửa hành trình “Tomahawk”. Hơn nữa tất cả các tàu ngầm “Virginia” và 30 tàu “Los Angeles” đều có 12 ống phóng thẳng đứng cho “Tomahawk”.

Biểu tượng sức mạnh của Hải quân Mỹ chính là tàu sân bay. Hiện nay có 10 tàu sân bay hạt nhân loại “Nimitz”, 5 cho AF và 5 cho PF, 2 chiếc đang được xây dựng là “Ford”, thực tế chúng tốt hơn so với Nimitz.

hai quan my se duy tri vi the so 1

Sức mạnh hùng hậu của Hải quân Mỹ

Theo kế hoạch sẽ xây dựng không ít hơn 3 chiếc loại này, 3 tàu sân bay với hai lò phản ứng nước áp lực hạt nhân kiểu mới “John Kennedy”, “Kitty Hawk”, “Independens”.

Cựu binh “người bảo vệ”

Đến giữa những năm 80 những chiếc tàu tuần dương, chiến hạm và tàu khu trục của Hải quân Mỹ ngày đêm bảo vệ cho những chiếc tàu sân bay bởi chúng không thể hoạt động một mình.

Thực tế đã thay đổi với việc trang bị cho các lớp tàu chiến hệ thống thông tin điều hành tác chiến CICS (Aegis), đảm bảo cho các tàu có thể đồng thời theo dõi vào tiêu diệt các mục tiêu ở khoảng cách lớn ở mặt đất, trên không và trên biển.

Việc bổ sung quan trọng nhất cho các tàu chiến có lẽ phải kể đến hệ thống ống phóng thẳng đứng (VLS) Mk41 có tới 29 ống hoặc 61 ống (phiên bản nâng cấp 32/64), mỗi ống có thể chứa được tên lửa “Tomahawh” hoặc tên lửa đất đối không “Standard” hoặc tên lửa chống ngầm “Asrock”.

Tàu tuần dương, chiến hạm và tàu khu trục với hệ thống “Aegis” và (VLS) Mk21cho phép chúng chủ động tấn công các mục tiêu gần bờ, kết nối với các hệ thống phòng thủ tên lửa và thậm chí có thể thông báo với các lực lượng mặt đất.

Nhờ vậy mà các cựu binh bảo vệ có thể thay thế tàu sân bay trong vai trò chính tấn công các mục tiêu của mình.

Đến nay, Hải quân Mỹ có 22 tàu tuần dương loại “Ticonderoga” (12 ở AF và 12 cho PF). Mỗi chiếc đều được trang bị hệ thống “Aegis” và có 2 (VLS) Mk41, mỗi hệ thống có 61 ống phóng.

Như vậy, mỗi chiếc tàu tuần dương có thể mang được 122 tên lửa 3 lớp. Trong 5 chiếc tàu tuần dương (2 của AF và 3 của PF) có hệ thống “Aegis” được hiện đại hoá để giải quyết vấn đề liên quan đến hệ thống phòng thủ tên lửa.

Lực lượng tàu nổi mặt nước của Hải quân Mỹ hiện nay có tàu khu trục lớp “Arleigh Burke”. Hiện tại có 62 chiếc (27 thuộc biên chế của AF và 35 của PF), theo kế hoạch sẽ xây dựng từ 75 đến 99 chiếc tàu loại này, chúng sẽ được sử dụng đến năm 2070. Mỗi chiếc được trang bị 2 hệ thống Mk41.

Trong Hải quân Mỹ cũng đang gấp rút hoàn thành các tàu khu trục loại “Zamvolt” với số lượng đáng kể và chúng sẽ được cải tiến kỹ thuật. Mỗi tàu khu trục có thể mang theo 1 hệ thống phóng thẳng đứng (VLS) cùng 80 tên lửa.

Trong tương lai được cho là sẽ xây dựng 32 chiếc tàu khu trục “Zamvolt” nhưng vì giá của chúng rất cao nên có 3 chiếc được xây dựng. Chiếc đầu tiên đã đưa vào hoạt động, chiếc thứ hai đang trong giai đoạn thử nghiệm.

Các chiến hạm loại “Oliver Perry” chỉ được coi là thành công trong lịch sử nhưng hiện tại nó không đáp ứng được yêu cầu chiến tranh hiện đại. Bởi vậy, chúng sẽ được loại bỏ khỏi thành phần của Hải quân.

Hiện tại, việc xây dựng loại chiến hạm này đã tạm dừng, số lượng chúng còn hoạt động khoảng 30 chiếc nhưng họ đang dự định bán hoặc vứt bỏ chúng.

Lớp tàu chiến “Corvette” được coi là lớp tàu chiến phổ biến nhất trên thế giới nhưng trong thành phần của Hải quân Mỹ chúng đã vắng mặt khá lâu. Một phần do chúng kiểu tàu chiến nhỏ, cơ động kém, trang bị vũ khí nhẹ. Hải quân Mỹ đã đề xuất hai dự án hai lớp tàu chiến ven biển là “Freedom” và “Independence”.

Chỉ huy Hải quân Mỹ đã chọn trong hai lớp tàu này và cùng xây dựng song song. Đến nay đã có 3 chiếc loại “Rreeedn”, “Independence” (Tất cả cho PF). Đây là hai loại tàu mà Mỹ muốn sử dụng cần phải bỏ ra một số tiền rất lớn.

Tàu quét mìn của Hải quân Mỹ có khoảng 13 chiếc loại “Avenger” và tất cả có trong thành phần của PF.

Mặc dù số lượng tàu đổ bộ đường biển của Mỹ khá lớn nhưng tàu chỉ có thể vận chuyển cùng lúc một phần nhỏ của Thuỷ quân Lục chiến và đặc biệt là quân đội Mỹ. Do đó, khi cần phải vận chuyển lớn thì các công ty vận tải dân sự thương mại sẽ đảm nhiệm.

Đại bàng biển

Không quân của Hải quân Mỹ được chia thành Hải quân, Thuỷ quân lục chiến và hai đội quân dự bị (thành phần của Hải quân và Thuỷ quân lục chiến). Trong thành phần của AF và PF đều có mặt của cả 4 lực lượng này.

Các máy bay chiến đấu chính của Không quân Hải quân là F/A-18 “Hornet”. F/A-18E/F sẽ được nâng cấp lớn và mang sẽ mang tên “Super Hornet”, hiện trong lực lượng của Hải quân Mỹ có khoảng 1087 chiếc F/A-18.

Xếp thứ hai về loại máy bay phổ biến trong Không quân của Hải quân Mỹ là AV-8 “Harrier”. Đây là chiếc máy bay cất và hạ cánh thẳng đứng và chỉ được sử dụng trong lực lượng Thuỷ quân lục chiến Mỹ.

Tất cả “Harrier” và F/A-18A/B/C/D có thể sẽ được thay thế bởi máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 là F-35. Theo kế hoạch sẽ có 260 chiếc F-35C cho Hải quân, 80 chiếc F-35C cho Thuỷ quân lục chiến và 340 máy bay có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng F-35B.

Hiện nay Thuỷ quân lục chiến đã nhận được 51 chiếc F-35B và 5 chiếc F-35C, Hải quân là 22 chiếc F-35C.

Điểm đen gần Nga và Trung Quốc

Thuỷ quân lục chiến Mỹ đang sử dụng các cuộc xung đột có sự tham gia của Hoa Kỳ để huấn luyện tăng sức chiến đấu cao cho quân đội. Thuỷ quân lục chiến gồm 4 sư đoàn, 2 của AF và 2 của PF.

Lực lượng hoạt động đặc biệt của Hải quân Mỹ là một phần Bộ tư lệnh quân đội Mỹ, bao gồm 4 nhóm riêng cho Hải quân và Thuỷ quân lục chiến.

Trong tương lai gần Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục duy trì vị trí thống trị của mình trong hầu hết các đại dương ngoại trừ những vùng biển tiếp giáp với bờ biển của Nga và Trung Quốc.

Và để cạnh tranh với các đối thủ tiềm năng là Nga và Trung Quốc tân Tổng thống Donald Trump đã hứa sẽ tăng cường mọi nguồn lực cho Hải quân Mỹ.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast