Quân đội Mỹ phát hiện hàng nghìn thiết bị nổ biến mất bí hiểm

Quân đội Mỹ đã ghi nhận hàng nghìn trường hợp thiết bị nổ “bốc hơi” khỏi nơi lưu trữ. Nhiều vũ khí mất tích được coi là “bị trộm” với các binh sĩ giả mạo dữ liệu để bao che điều này.

Quân đội Mỹ phát hiện hàng nghìn thiết bị nổ biến mất bí hiểm

Một địa điểm nơi nhà chức trách phát hiện các vật liệu nổ bị đánh cắp trong tháng 6/2018. Ảnh: AP

Một ví dụ là trường hợp chuyên gia thủy quân lực chiến ăn trộm tới 6 kg chất nổ dẻo C4 để chuẩn bị cho một cuộc “nội chiến”.

Quân đội Mỹ đã có nhiều động thái để xử lý tình trạng này. Mặc dù Lầu Năm Góc thừa nhận số binh sĩ trộm thiết bị là không nhiều nhưng cơ quan này không hề muốn vũ khí rơi vào tay nhầm người.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc, Trung Tá Uriah Orland tuyên bố: “Chúng tôi muốn con số giảm còn không, như vậy không có vũ khí nào mất mát. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc chúng tôi coi nhẹ việc đã xảy ra”.

Tờ Newsweek (Mỹ) cho biết ngoài việc bị trộm, khả năng lưu trữ và trông coi kém cũng là những yếu tố khiến nhiều thiết bị nổ biến mất. Như trường hợp xảy ra tại Quantico, bang Virginia khi nhiều thùng thuốc nổ mất tích khỏi nơi sản xuất.

Hãng thông tấn AP (Mỹ) đã thu nhận dữ liệu từ các đơn vị ghi nhận thiết bị nổ bị trộm trong khoảng thời gian 10 năm từ 2010-2020. Theo đó, Quân đội Mỹ có tới gần 1.900 thiết bị nổ mất tích, chủ yếu là thuốc nổ TNT, với một nửa trong số này sau đó đã được tìm thấy. Riêng Không quân Mỹ thông báo lực lượng này đánh mất khoảng 22 kg chất nổ dẻo C4. Hải quân bị trộm 20 lựu đạn trong đó 18 quả đã được khôi phục.

Các vật liệu nổ mất tích sau đó được tìm thấy tại các căn nhà, doanh trại quân đội, dọc đường và thậm chí là cửa khẩu Mỹ-Mexico. Theo điều tra của AP, việc kiểm kê kém và trộm từ trong nội bộ đã khiến 2.000 thiết bị quân sự mất tích kể từ năm 2010. Một số vũ khí xuất hiện trong các vụ phạm tội dân sự hoặc được bán cho băng đảng đường phố.

Quốc hội Mỹ dự kiến yêu cầu Lầu Năm Góc cung cấp cho các nghị sĩ thông tin chi tiết về vũ khí mất tích hoặc bị trộm mỗi năm.

Nhưng ngay cả thay đổi cũng khó có thể khiến việc trộm vật liệu nổ như C4 trở nên khó khăn hơn bởi chất nổ thường khó kiểm kê hơn vũ khí. Chất nổ thường được phân phối đến các đơn vị với định hình rằng chúng sẽ bị phá nổ. Nếu chất nổ không được sử dụng và biến mất, sẽ chỉ có những tên trộm biết được điều này. Các vật liệu nổ thường không có số seri riêng để lần dấu. Trong khi đó, vật liệu nổ nhựa còn có thể dễ dàng che giấu bởi chúng có thể bị cắt hoặc định hình.

Theo baotintuc

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast