Tên lửa hành trình mạnh hơn Tomahawk khai hỏa

Ấn Độ đã sẵn sàng lần thứ 7 phóng thử Nirbhay - dòng tên lửa hành trình tầm xa được đánh giá có nhiều ưu điểm hơn Tomahawk của Mỹ.

Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO), trong lần thử nghiệm mới vào tháng 4/2020 (không tiết lộ ngày), Nirbhay sẽ phải hoàn thành loạt yêu cầu đặt ra:

Tiêu diệt thành công mục tiêu giả định với độ chính xác cao nhất có thể. Cùng với đó, tên lửa phải chứng minh được khả năng kháng nhiễu khi bay vào khu vực bị gây nhiễu điện tử mạnh.

Tên lửa hành trình mạnh hơn Tomahawk khai hỏa

Ấn Độ thử tên lửa hành trình Nirbhay.

Theo DRDO, trong những lần phóng trước đó, Nirbhay đã chứng minh được loạt ưu điểm so với các loại tên lửa khác dù đó là Tomahawk của Mỹ.

Nirbhay là loại tên lửa hành trình tốc độ cận âm, áp dụng mô hình sau khi bay lên theo chế độ phóng tên lửa, nó khởi động chế độ bay kiểu máy bay, khác hẳn so với các loại tên lửa đạn đạo như Agni vì được thiết kế cánh thân tên lửa và cánh đuôi.

Sau khi tên lửa phóng đi, tầng động cơ đẩy tách ra, rơi xuống, các cánh của tên lửa bắt đầu hoạt động. Lúc đó, một động cơ Turbin khí bắt đầu hoạt động, hoàn toàn áp dụng chế độ máy bay, khiến nó có tính năng cơ động cao.

Nirbhay hệ thống kiểm soát kiểu bắn - quên, có khả năng chống nhiễu rất mạnh, sau khi bắn tên lửa không cần điều khiển nữa mà có khả năng tự động bay đến mục tiêu. Tên lửa có trần bay thấp nhất khoảng 10m, có thể men theo địa hình, làm giảm khả năng phát hiện của radar.

Điểm làm nên sự dặc biệt của Nirbhay là ngoài đầu đạn thông thường, tên lửa có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân, tấn công mục tiêu ở khoảng cách 1.500km, giúp Ấn Độ có khả năng tấn công thọc sâu vào lãnh thổ của đối phương, vượt trội loại tên lửa Babur của Pakistan, có tầm bắn từ 700 đến 1.000 km.

Tên lửa hành trình của Ấn Độ có thể lắp đặt trên nhiều phương tiện phóng với nhiều tầm bắn khác nhau, có khả năng bắn đồng loạt, thậm chí phóng ngay cả trong khi đang cơ động.

Khi tiếp cận mục tiêu, tên lửa có thể ngoặt, xoay tròn, đổi hướng tấn công mục tiêu từ mọi góc độ - những tính năng này đều không có trên Tomahawk của Mỹ.

Với khả năng tấn công đối đất và tấn công tàu chiến cỡ lớn trên biển tầm xa, khi lắp đặt đầu đạn hạt nhân, loại tên lửa này sẽ trở thành một thành viên trong bộ 3 tấn công hạt nhân của Ấn Độ.

Nếu Ấn Độ triển khai loại tên lửa này trên biên giới, nó sẽ bao trùm toàn bộ dải biên cương với Pakistan và khu vực biên giới Trung Quốc, từ Thành Đô - Lan Châu, cho đến Côn Minh, trở thành mối đe dọa tiềm tàng đối với các quốc gia có tranh chấp biên giới, lãnh thổ.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast