Tìm hiểu tàu chiến mặt nước lớn nhất của Hải quân Triều Tiên

Hải quân Triều Tiên hiện đang vận hành 2 khu trục hạm cỡ nhỏ lớp Najin, đây chính là những tàu chiến mặt nước lớn nhất và mạnh nhất của quốc gia Đông Bắc Á này.

tim hieu tau chien mat nuoc lon nhat cua hai quan trieu tien

Khu trục hạm cỡ nhỏ (khinh hạm) lớp Najin của Hải quân Triều Tiên được cho là xây dựng dựa trên nguyên mẫu Kola của Liên Xô. Tuy vậy theo nhiều nhận xét, cách bố trí của chúng tương đối khác nhau.

Triều Tiên đã đóng tất cả 4 tàu loại này trong giai đoạn 1971- 1979 nhưng tính đến thời điểm hiện tại chỉ còn 2 chiếc FF-531 và FF-591 đang hoạt động, chúng giữ vai trò kỳ hạm của Hạm đội phía Đông cũng như phía Tây.

Tàu có chiều dài 100 m; chiều rộng 10 m; mớn nước 4,7 m; lượng giãn nước đầy tải 1.600 tấn; thủy thủ đoàn 180 người; 2 động cơ diesel công suất 15.000 mã lực cho tốc độ tối đa 26 hải lý/h (48 km/h), tầm hoạt động 4.000 hải lý (7.400 km) khi chạy ở vận tốc kinh tế 14 hải lý/h (26 km/h).

tim hieu tau chien mat nuoc lon nhat cua hai quan trieu tien

Khinh hạm lớp Najin số hiệu 531 của Hải quân Triều Tiên

Về cơ bản thiết kế của Najin rất lạc hậu với phần thượng tầng hình chữ nhật cồng kềnh, hoàn toàn không có khả năng tán xạ sóng radar, đây là điều dễ hiểu vì nó dựa trên một lớp chiến hạm ra đời từ giữa thập niên 1950.

Hệ thống điện tử của tàu gồm radar trinh sát đường không Square Tie, radar tìm kiếm bề mặt Pot Head, radar điều khiển hỏa lực Drum Tilt, radar dẫn đường hàng hải Pot Drum và thiết bị định vị thủy âm Stag Horn.

Hiện đang tồn tại thông tin trái chiều về những hệ thống trên, bên cạnh ý kiến cho rằng chúng đã được hiện đại hóa bằng trang bị mới thì cũng có nhận định do thiếu phụ tùng thay thế mà các tổ hợp này đã bị gỡ bỏ khỏi tàu mà không được bổ sung.

tim hieu tau chien mat nuoc lon nhat cua hai quan trieu tien

Hình ảnh khinh hạm lớp Najin xuất hiện trong một chuyến thị sát của nhà lãnh đạo Kim Jong Il

Vũ khí chính của tàu gồm 2 tháp pháo B-34 đời 1940 cỡ 100 mm bố trí trước - sau, pháo có tốc độ tác xạ 10 phát/phút, bắn những viên đạn nặng 15,6 kg đi xa 22,2 km, có thể sử dụng trong vai trò pháo cao xạ để chống lại máy bay hoạt động ở độ cao 10 km.

Tuy vậy do nhịp bắn thấp cùng khả năng xoay trở chậm chạp, B-34 chưa từng đảm nhiệm chức năng của hải pháo đa năng ngay cả trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ngày nay nó gần như chỉ còn phát huy tác dụng khi bắn phá bờ biển.

Hỏa lực phòng không của Najin gồm 2 tháp pháo 57 mm nòng đôi ZIF-31 cùng 6 tháp pháo 2M-3 cỡ 25 mm (tổng cộng 12 nòng). Tương tự như B-34, tốc độ bắn quá thấp của pháo (50 phát/phút/nòng của ZIF-31 hay 450 phát/phút/nòng của 2M-3) kết hợp việc không có radar bám bắt tin cậy khiến tàu gần như bất lực khi đứng trước cuộc tấn công của tên lửa chống hạm.

Nhận thấy nhược điểm này, Hải quân Triều Tiên đã tiến hành lắp đặt bổ sung 2 ụ pháo AK-630, tuy rằng tương đối hiệu quả khi chống lại tên lửa cận âm nhưng nó vẫn chưa tạo lập được ô phòng không đủ an toàn.

Theo thiết kế ban đầu, Najin có 2 vị trí lắp đặt ống phóng lôi 533 mm nhưng nó đã được thay thế bằng bệ phóng tên lửa chống hạm P-15 Termit, cách bố trí này tương đối bất hợp lý do luồng phản lực sẽ gây hại cho thân tàu, thậm chí tên lửa còn có thể va vào tháp chỉ huy nếu phóng đi trong điều kiện gió ngược mạnh.

Đã có thông tin cho biết Hải quân Triều Tiên lên kế hoạch gỡ bỏ tên lửa P-15 để lắp đặt loại Kh-35 Uran ưu việt hơn hẳn nhưng tiến trình trên vẫn chưa thấy diễn ra. Vũ khí chống ngầm của tàu chỉ còn lại duy nhất 2 giá phóng rocket RBU-1200 tầm bắn ngắn, uy lực kém. Ngoài ra Najin còn mang theo được 30 quả bom chìm.

Nhìn chung Najin là lớp tàu chiến đã vô cùng lạc hậu, không còn nhiều tác dụng trong tác chiến hiện đại, thời gian phục vụ của nó trong biên chế Hải quân Triều Tiên có lẽ không còn được bao lâu.

Theo Trí thức trẻ

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast