“Vướng” 2 hộ dân, đường 35 tỷ ở Nghi Xuân dang dở suốt 8 năm

(Baohatinh.vn) - Tuyến đường Tiên Yên thuộc huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) dài 3,6 km với tổng kinh phí đầu tư lên đến 35 tỷ đồng, nhưng suốt 8 năm qua vẫn đang “cụt đuôi” vì còn vướng mặt bằng 2 hộ dân.

Tuyến đường HL 04 nối từ ngã ba xã Tiên Điền (nay là thị trấn Tiên Điền) đến thôn Yên Liệu - xã Xuân Yên được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt nâng cấp năm 2011. Tháng 4/2012, dự án được khởi công xây dựng, do UBND huyện Nghi Xuân làm chủ đầu tư.

“Vướng” 2 hộ dân, đường 35 tỷ ở Nghi Xuân dang dở suốt 8 năm

Sau 8 năm, tuyến đường vẫn đang bị “cụt” ở thôn Hợp Giáp - xã Xuân Yên...

Ông Nguyễn Xuân Hải – Giám đốc Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng huyện Nghi Xuân cho biết: Tuyến đường Tiên - Yên đã thi công được 3,4 km, 200m còn lại đang “tắc” do vướng mặt bằng 5 hộ dân, đều thuộc thôn Hợp Giáp, xã Xuân Yên (trong đó có một hộ vướng vào phần mái che, 1 hộ phải giải tỏa một phần đất ở và 3 hộ phải di dời - tái định cư.

Gần đây, có thêm 3/5 hộ đồng ý nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng (hộ vướng mái che, hộ vướng một phần đất ở và 1 hộ thuộc diện di dời) nên thời điểm này chỉ còn 2 hộ dân phải di dời ra khu tái định cư là gia đình bà Dương Thị Thanh và bà Phan Thị Thịnh (cùng trú thôn Hợp Giáp).

“Vướng” 2 hộ dân, đường 35 tỷ ở Nghi Xuân dang dở suốt 8 năm

Nguyên nhân 200m đường còn lại chưa thể thi công là do còn vướng mặt bằng của 2 hộ dân.

Lý giải về việc chưa nhận tiền bồi thường và giao mặt bằng cho chính quyền địa phương, bà Dương Thị Thanh cho biết: “Nhà nước chỉ đền bù được 261 triệu đồng (170 triệu đồng tiền bồi thường đất, 91 triệu tiền tài sản trên đất) nên không đủ để mua mảnh đất mới và xây dựng nhà ở”.

Theo một cán bộ giải phóng mặt bằng huyện Nghi Xuân, diện tích đất bị thu hồi của gia đình bà Thanh chỉ 100m2 nhưng lại yêu cầu được cấp lô đất lên đến 244m2 (trị giá 292 triệu đồng) mà không phải nộp thêm tiền chênh lệch.

Với hộ bà Phan Thị Thịnh, thì mảnh đất thuộc diện đất khai phá trước những năm 1980, diện tích được công nhận trong bìa đỏ là 400m2 nên được áp giá bồi thường đúng với số diện tích trong bìa, cấp cho 1 lô đất tái định cư tương ứng.

Thế nhưng, bà Thịnh lại đề nghị cấp thêm 1 lô đất tái định cư nữa với diện tích 250m2, trong khi người con trai của bà này chưa lập gia đình, chưa có hộ khẩu riêng nên không đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định".

“Vướng” 2 hộ dân, đường 35 tỷ ở Nghi Xuân dang dở suốt 8 năm
“Vướng” 2 hộ dân, đường 35 tỷ ở Nghi Xuân dang dở suốt 8 năm

Người dân trong vùng rất bức xúc khi tuyến đường tiền tỷ lại “dở dang” suốt nhiều năm liền vì còn vướng mặt bằng một số hộ.

“Cả 2 trường hợp này, chúng tôi đang tiếp tục vận động, tuyên truyền, thuyết phục các hộ chấp hành. Trường hợp các hộ không chấp hành thì thực hiện nghiêm việc thu hồi đất, bồi thường theo quy định của pháp luật”, vị cán bộ này cho biết thêm.

Dự án dang dở không chỉ lãng phí về nguồn ngân sách mà còn tiềm ẩn tai nạn giao thông do không có biển báo nên nhiều phương tiện lưu thông vào ban đêm phải “giật mình” khi đường... cụt giữa đồng.

“Vướng” 2 hộ dân, đường 35 tỷ ở Nghi Xuân dang dở suốt 8 năm

Rất nhiều phương tiện nơi khác đến, khi lưu thông qua đây vào ban đêm rất dễ đi vào tuyến đường cụt (hướng mũi tên) do còn 200m chưa thi công

Bà Phan Thị Liệu (77 tuổi, trú thôn Hợp Giáp, xã Xuân Yên) cho hay: “Chúng tôi đã chứng kiến nhiều vụ tai nạn ở khu vực này. Người dân mong muốn chính quyền địa phương nhanh chóng hoàn thành tuyến đường để Nhân dân được đi lại thuận tiện hơn”.

Video: Chủ tịch UBND xã Xuân Yên nói về sự việc

Ông Trần Anh Khoa - Chủ tịch UBND xã Xuân Yên cho biết: “Tiên Yên là tuyến đường đặc biệt quan trọng của địa phương, phục vụ giao thương đi lại cho bà con trong vùng. Đặc biệt, tuyến đường đóng vai trò rất lớn trong mùa du lịch biển. Giá bồi thường thì phải theo quy định Nhà nước nên chúng tôi tiếp tục vận động 2 hộ này đồng thuận thực hiện chủ trương và chờ thêm ý kiến chỉ đạo của huyện”.

Chủ đề An toàn giao thông

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.