WB: Các nền kinh tế nghèo nhất thế giới "oằn mình" với gánh nợ kỷ lục

Nhà kinh tế Ayhan Kose của WB cho biết, các nền kinh tế thu nhập thấp cần tự cải thiện tình hình tài chính, nhưng đồng thời cũng cần sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ nước ngoài.

Trụ sở Ngân hàng Thế giới (WB) ở Washington, D.C., Mỹ. (Ảnh: IRNA/TTXVN)
Trụ sở Ngân hàng Thế giới (WB) ở Washington, D.C., Mỹ. (Ảnh: IRNA/TTXVN)

Theo một báo cáo công bố ngày 13/10 của Ngân hàng Thế giới (WB), 26 nền kinh tế nghèo nhất thế giới đang phải gánh khối nợ lớn nhất kể từ năm 2006.

Báo cáo cho biết, nợ công của các quốc gia chiếm khoảng 40% dân số toàn cầu này hiện ở mức trung bình 72% GDP, cao nhất trong 18 năm qua.

WB cho hay khoản viện trợ quốc tế mà các nước nghèo nhất nhận được đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai thập kỷ. Nhà kinh tế Ayhan Kose của WB cho biết, các nền kinh tế thu nhập thấp cần tự cải thiện tình hình tài chính, nhưng đồng thời cũng cần sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ nước ngoài.

Báo cáo của WB khuyến nghị rằng các nền kinh tế nghèo cần làm nhiều hơn để tự giúp mình, thông qua nâng cao hiệu quả chi tiêu công và gia tăng nguồn thu thuế.

Các nền kinh tế thu nhập thấp đã vay nợ rất nhiều trong giai đoạn đại dịch COVID-19 bùng phát, khiến thâm hụt ngân sách chính tăng gấp ba lần. WB nhấn mạnh nhiều quốc gia không thể giảm mức thâm thủng này.

Hiện nay, gần một nửa trong số 26 nền kinh tế nghèo nhất đang rơi vào tình trạng căng thẳng nợ hoặc có nguy cơ cao rơi vào tình trạng này, gấp đôi so với năm 2015.

Báo cáo cho biết, Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), một tổ chức của WB chuyên tài trợ cho các nước nghèo nhất, đã cung cấp gần một nửa viện trợ phát triển mà các nước nghèo nhất nhận được từ các tổ chức đa phương trong năm 2022.

Nhà kinh tế Indermit Gill của WB nhận định IDA đã trở thành cứu cánh cho các quốc gia nghèo nhất.

Theo ông Gill, rằng nếu muốn thoát khỏi tình trạng khẩn cấp kéo dài và đạt được các mục tiêu phát triển quan trọng, các nước nghèo nhất cần phải tăng cường đầu tư với tốc độ chưa từng có.

Ngoài ra, báo cáo của WB nhấn mạnh rằng nỗ lực xóa đói giảm nghèo đã gặp nhiều khó khăn, và ngân hàng này đang nỗ lực huy động 100 tỷ USD để bổ sung quỹ tài chính cho các quốc gia nghèo nhất thông qua IDA.

Theo WB, các nước nghèo, với thu nhập bình quân đầu người dưới 1.145 USD/năm, ngày càng phụ thuộc vào khoản viện trợ của IDA và khoản vay lãi suất gần bằng 0.

IDA thường được bổ sung nguồn quỹ ba năm một lần thông qua khoản đóng góp từ các quốc gia thành viên WB. Tổ chức này đã huy động kỷ lục 93 tỷ USD vào năm 2021./.

vietnamplus.vn

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.