Lộc Hà nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân

(Baohatinh.vn) - Phát huy truyền thống của vùng quê giàu truyền thống văn hóa, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục chăm lo đời sống tinh thần lành mạnh cho người dân bằng những chương trình, hoạt động ý nghĩa.

Lộc Hà nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân

Vào các ngày lễ tết, các sân bóng chuyền ở xã Thạch Mỹ thường xuyên sôi động bởi các giải đấu phong trào, thu hút 300 - 500 người đến cổ vũ mỗi trận.

Trước những ngày mưa lũ, các địa phương, đoàn thể ở Lộc Hà đã tổ chức gần 20 chương trình giao lưu văn nghệ, thi đấu bóng đá nữ, bóng chuyền nữ, bóng chuyền nam... chào mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam, Ngày Phụ nữ Việt Nam và kỷ niệm các ngày lễ khác trong tháng 10. Các chương trình văn nghệ, thi đấu thể thao quy tụ được nhiều động viên, diễn viên không chuyên và thu hút được đông đảo khán giả tham gia cổ vũ.

Trước đó, trong những ngày nghỉ lễ kỷ niệm 78 năm ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, kết hợp rằm tháng Bảy, ở Lộc Hà diễn ra 33 giải thể thao cấp xã (gồm 11 giải bóng đá, 19 giải bóng chuyền, 1 giải kéo co, 1 giải cờ thẻ, 1 giải cờ tướng), 5 chương trình văn nghệ quần chúng và gần 100 cuộc thi đấu thể thao mang tính tự phát của các thôn xóm, dòng họ. Tất cả các chương trình, giải đấu trong dịp nghỉ lễ này đều diễn ra an toàn, đoàn kết, vui tươi, phấn khởi, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, xây dựng nếp sống văn hóa và lan tỏa không khí ngày lễ lớn của người dân trên địa bàn.

Lộc Hà nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân

Hội diễn văn nghệ chào mừng 78 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 thu hút hàng nghìn người dân đến thưởng thức.

Chị Nguyễn Thùy Mỹ - cán bộ Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Lộc Hà cho biết: “Phong trào giao lưu văn hóa, văn nghệ và tập luyện, thi đấu thể thao để nâng cao đời sống tinh thần cho người dân ở Lộc Hà diễn ra thường xuyên, sôi động. Toàn huyện hiện có 26 câu lạc bộ thể thao, dân vũ, 13 đội bóng đá thiếu niên, 13 đội bóng đá nam, 104 đội bóng chuyền, 12 câu lạc bộ dân ca ví, giặm, 1 câu lạc bộ Trò Kiều, hàng chục đội văn nghệ quần chúng.

Bình quân mỗi năm, trên địa bàn có 6 - 8 giải thể thao cấp huyện, 45 – 50 giải thể thao cấp xã, 30 chương trình văn nghệ, hàng trăm cuộc giao lưu thể thao quy mô nhỏ lẻ... thu hút hàng chục nghìn lượt người tham gia và cổ vũ; trong đó, nổi bật nhất là các giải bóng đá, bóng chuyền, việt dã, dân vũ, kéo co, đi cà kheo, đua thuyền”.

Lộc Hà nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân

Mỗi giải thể thao cấp huyện ở Lộc Hà luôn thu hút 200 - 300 vận động viên tham gia và hàng chục nghìn lượt người theo dõi.

Là một vùng quê giàu “trầm tích” văn hóa, các cấp, ngành và người dân Lộc Hà luôn có ý thức chăm lo, giữ gìn hệ thống di tích, các công trình cổ xưa để vừa phát huy các giá trị lịch sử vừa đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần, tâm linh và giáo dục truyền thống của người dân.

Theo đó, 1 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 6 di tích cấp quốc gia và 61 di tích cấp tỉnh luôn được chú trọng đầu tư trùng tu, nâng cấp (từ năm 2012 đến nay, đầu tư khoảng 160 tỷ đồng, trong đó ngân sách chiếm 4%, còn lại nguồn xã hội hóa). Công tác tôn tạo, bảo vệ được gắn liền với việc đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá các di sản văn hóa tiêu biểu, đặc trưng trên địa bàn để thu hút du khách gần xa.

Gắn liền với hệ thống di tích lịch sử - văn hóa là các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc riêng, được tổ chức trọng thể, trang nghiêm, mang nhiều ý nghĩa.

Hiện nay, mỗi năm ở Lộc Hà có 23 lễ hội lớn được tổ chức thường niên, mỗi lễ hội thu hút khoảng 1.000 - 3.000 du khách và người dân tham gia. Tiêu biểu có lễ hội Đền Chiêu Trưng, lễ hội đền Mai Hắc Đế, lễ hội đền Cả, lễ hội chùa Chân Tiên, lễ hội chùa Kim Dung... Ngoài phần lễ mang đậm không khí linh thiêng, thành kính, hoài niệm, các lễ hội còn có nhiều hoạt động văn nghệ, thi đấu bóng đá, bóng chuyền, đua thuyền, thả diều... nên đã mang đến cho cộng đồng món ăn tinh thần phong phú, bổ ích.

Lộc Hà nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân

Ngày 3 - 4/3 âm lịch hằng năm, đông đảo thiện nam, tín nữ và nhân dân trong vùng lại về Thịnh Lộc tham gia lễ hội chùa Chân Tiên.

Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Lộc Hà Nguyễn Thị Phương Loan cho biết: Để chăm lo đời sống tinh thần cho người dân cũng như hoàn thành tiêu chí văn hóa trong xây dựng NTM, huyện Lộc Hà đã nỗ lực huy động đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất văn hóa.

Từ năm 2011 đến nay, toàn huyện đã huy động được khoảng 160 tỷ đồng và hàng chục nghìn ngày công để xây dựng 7 nhà văn hóa, 7 khu thể thao xã; xây mới, nâng cấp 82 nhà văn hóa và 82 khu thể thao thôn; làm 4 nhà văn hóa cộng đồng kết hợp phòng chống bão lũ; mua sắm hàng nghìn trang thiết bị phục vụ sinh hoạt cộng đồng; hiện đang xây dựng Trung tâm Văn hóa - Truyền thông huyện với tổng mức đầu tư gần 70 tỷ đồng...

Lộc Hà nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân

Người dân Thịnh Lộc tham gia lễ rước đền Sát Hải Đại Vương.

"Để nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, huyện Lộc Hà cũng đã tổ chức thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đến nay, toàn huyện có 99% thôn, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa; 21.068 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa (đạt 91%); 10.917 hộ gia đình thể thao (đạt 47,2%); 100% thôn xây dựng hương ước và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đưa vào áp dụng trong quản lý cộng đồng dân cư...” - bà Nguyễn Thị Phương Loan cho biết thêm.

Chủ đề Lễ hội

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Mạnh dạn “mở lối” thoát nghèo

Mạnh dạn “mở lối” thoát nghèo

Cuộc sống rất khó khăn nhưng với ý chí, quyết tâm vươn lên, chị Nguyễn Thị Thanh Huyền (thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) đã lựa chọn kinh doanh nông sản để “mở lối” thoát nghèo.
Quan tòa trên mạng

Quan tòa trên mạng

A dua trên mạng xã hội, tự cho mình là quan tòa rồi thản nhiên phán xét người khác là chuyện không mới nhưng vẫn đang diễn ra phổ biến hằng ngày.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.
Giúp phạm nhân tìm "lối về" qua những trang sách

Giúp phạm nhân tìm "lối về" qua những trang sách

Cảm xúc ăn năn về quá khứ lỗi lầm và ước vọng tốt đẹp hướng tới tương lai của các phạm nhân Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) được thể hiện đậm nét tại Cuộc thi "Viết cảm nhận về sách".
Phụ san panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ nhận Giải thưởng đổi mới và phát triển báo in bền vững tại Áo

Phụ san panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ nhận Giải thưởng đổi mới và phát triển báo in bền vững tại Áo

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh báo in thế giới 2024 do Diễn đàn báo in thế giới-Hiệp hội báo chí thế giới (WAN-IFRA) tổ chức trong hai ngày 8 và 9/10 tại Cung điện Niederösterreich ở thủ đô Viên (Cộng hòa Áo), phụ san panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ của Báo Nhân Dân được Giải thưởng đổi mới và phát triển báo in bền vững 2024 vinh danh ở hạng mục “Sản phẩm xuất sắc nhất dành cho độc giả trẻ”.
Những tiết học không smartphone tại Hà Tĩnh

Những tiết học không smartphone tại Hà Tĩnh

Nhiều trường học trên địa bàn Hà Tĩnh thời gian qua đã có những cách làm hay trong việc quản lý học sinh sử dụng điện thoại thông minh, giúp các em tập trung hơn cho việc học.
Đề xuất tăng thêm hai ngày nghỉ dịp Quốc khánh 2/9

Đề xuất tăng thêm hai ngày nghỉ dịp Quốc khánh 2/9

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho rằng, đề xuất tăng thêm 2 ngày nghỉ dịp Quốc khánh 2/9, kéo dài đến ngày khai giảng, sẽ hợp lý hơn để người lao động mỗi quý có 1 kỳ nghỉ dài.