Phát động chiến dịch kêu gọi nam giới bảo vệ phụ nữ, trẻ em gái

Một chiến dịch truyền thông mang tên “Đúng! Chúng ta có thể đẩy lùi bạo lực gia đình” đang được nhiều cơ quan trong nước, quốc tế ở Việt Nam phối hợp phát động.

Bé gái Đỗ Thị Kim Ngân, 4 tuổi ở Bình Dương bị bạo hành. (Ảnh: Dương Chí Tưởng/TTXVN)
Bé gái Đỗ Thị Kim Ngân, 4 tuổi ở Bình Dương bị bạo hành. (Ảnh: Dương Chí Tưởng/TTXVN)

Chiến dịch này kêu gọi nam giới chung tay đẩy lùi bạo lực, bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái.

Chiến dịch truyền đi 3 thông điệp đến với cộng đồng gồm “Bảo vệ sự an toàn của phụ nữ và em gái là trách nhiệm của nam giới,” “Chung tay xây dựng tương lai bằng tình yêu thương và trách nhiệm,” “Mạnh mẽ để bảo vệ người phụ nữ của chính mình.”

Các thông điệp về phòng chống bạo lực đối với phụ nữ truyền tải hình mẫu người nam giới trong gia đình và xã hội, thể hiện vai trò và trách nhiệm bằng hành động cụ thể.

Đây là hoạt động mở màn cho các hoạt động chung tay xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái do Trung tâm Nghiên cứu hỗ trợ gia đình và Phát triển Cộng đồng (CFSCD) với Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (CWD) và Câu lạc bộ Honda Dearm II phối hợp thực hiện.

Ban tổ chức hy vọng, thông điệp của Chiến dịch sẽ lan tỏa trong cộng đồng và nam giới sẽ đóng vai trò chủ động, nòng cốt trong phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, hướng tới một xã hội, một gia đình không có bạo lực.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã nói: "Các tội ác tàn bạo gây ra với phụ nữ và trẻ em gái ở các vùng xung đột, cùng với nạn bạo hành trong gia đình xảy ra ở tất cả các q uốc gia chính là những mối đe dọa nghiêm trọng sự tiến bộ của nhân loại… Đây là những hành vi nhằm phủ nhận quyền tự do của phụ nữ... Do đó, việc bảo vệ và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái phải là một giải pháp quan trọng."

Ở Việt Nam, hầu hết các vụ bạo lực với phụ nữ là do nam giới gây ra, do đó, nam giới đóng vai trò quyết định trong việc chấm dứt bạo lực với phụ nữ.

Việc chấm dứt bạo lực không thể chỉ là trách nhiệm của riêng phụ nữ. Khi nam giới lên tiếng chống lại bạo lực chính là bước quan trọng trong tiến tới chấm dứt mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Theo “Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam" công bố năm 2010 cho thấy ở Việt Nam, 58% phụ nữ đã kết hôn trải qua ít nhất một loại bạo lực trong cuộc đời. Con số này cho thấy bạo hành có thể xảy ra với bất cứ người nào.

Bạo lực với phụ nữ gây tổn thất kinh tế không chỉ cho phụ nữ mà còn của gia đình và quốc gia. Phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình có thu nhập thấp hơn những phụ nữ khác là 35%.

Ước tính tổng thiệt hại về chi phí cơ hội và năng suất lao động chiếm tới 3,19% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2010 của Việt Nam (theo báo cáo hoàn thiện về ước tính thiệt hại kinh tế do bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Việt Nam 2010). Hơn nữa, bạo lực gây tổn thương nặng nề về sức khỏe thể chất và tinh thần cho phụ nữ, trẻ em sống trong môi trường bạo lực sẽ bị ảnh hưởng đến sự phát triển.../.

Theo TTXVN

Đọc thêm

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Mạnh dạn “mở lối” thoát nghèo

Mạnh dạn “mở lối” thoát nghèo

Cuộc sống rất khó khăn nhưng với ý chí, quyết tâm vươn lên, chị Nguyễn Thị Thanh Huyền (thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) đã lựa chọn kinh doanh nông sản để “mở lối” thoát nghèo.
Quan tòa trên mạng

Quan tòa trên mạng

A dua trên mạng xã hội, tự cho mình là quan tòa rồi thản nhiên phán xét người khác là chuyện không mới nhưng vẫn đang diễn ra phổ biến hằng ngày.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.