TP Hà Tĩnh sẵn sàng cho mô hình "một cửa" điện tử

Tính đến thời điểm hiện tại, thành phố Hà Tĩnh là đơn vị đầu tiên ở cấp huyện, thị thực hiện mô hình "một cửa" điện tử. Sau quá trình vận hành thử nghiệm, mô hình "một cửa" điện tử ở thành phố Hà Tĩnh đã sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giao dịch "một cửa" đã thể hiện tính văn minh, hiện đại của chính quyền đô thị trung tâm.

Năm nay, đã 77 tuổi, lần đầu tiên ông Trần Hữu Thích ở phường Thạch Quý (TP Hà Tĩnh) mới biết đến khái niệm "một cửa" điện tử. Ban đầu chỉ nghe người khác kể lại, nay ông mới trực tiếp đến tận bộ phận "một cửa" của thành phố để giải quyết các thủ tục hành chính. Mọi thứ đều trở nên mới mẻ, lạ lẫm đối với ông.

Người dân TP Hà Tĩnh từng bước làm quen với thủ tục "một cửa" điện tử
Người dân TP Hà Tĩnh từng bước làm quen với thủ tục "một cửa" điện tử

Ông Thích nói: “Nghe nhiều nhưng giờ mới đến đây, thấy mới mẻ mà khang trang, hiện đại lắm. Có nhiều máy móc thiết bị mình không biết sử dụng, sau có các anh chị ở đây họ hướng dẫn cho. Phải công nhận là rất văn minh”.

Tại các thành phố lớn, mô hình "một cửa" điện tử đã được áp dụng thí điểm khá lâu nên hầu hết người dân đã quen sử dụng. Riêng đối với tỉnh Hà Tĩnh, thì đây là đơn vị cấp huyện, thị đầu tiên thực hiện thí điểm mô hình này. Bởi vậy, vẫn còn khá nhiều người lóng ngóng khi thực hiện giao dịch tại đây. Nhưng với sự hướng dẫn của cán bộ một cửa, rồi người đến trước hướng dẫn cho người đến sau, nên mọi chuyện cũng dần đi vào ổn định.

Thực hiện mô hình "một cửa" điện tử, toàn bộ các quy trình giải quyết thủ tục hành chính như: xếp hàng tự động; việc niêm yết, tra cứu, hướng dẫn thủ tục hành chính; việc tiếp nhận thủ tục hành chính cũng như theo dõi quá trình thực hiện của bộ phận chuyên môn... đều đã được tin học hóa. Với nhiều khách giao dịch, thì thực hiện như thế này thuận tiện và đảm bảo công bằng hơn. “Mọi hồi phải chen chúc nhau, ai quen thì làm trước, mình không quen biết thì ngồi chờ cả buổi. Nhưng giờ đến lấy số, cứ theo thứ tự mà làm”, bà Phan Thị Hồng đến từ phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh chia sẻ.

Mọi thông tin về tiến độ xử lý hồ sơ đều hiển thị trên màn hình và có thể tra cứu qua mạng.
Mọi thông tin về tiến độ xử lý hồ sơ đều hiển thị trên màn hình và có thể tra cứu qua mạng.

Khi triển khai mô hình "một cửa" điện tử, các chuyên viên có thể dễ dàng tra cứu văn bản, xử lý hồ sơ nhanh chóng, chính xác, đúng thời hạn. Đặc biệt, với hệ thống một cửa điện tử, người dân, doanh nghiệp cũng có thể theo dõi được tình trạng, tiến độ giải quyết hồ sơ, đảm bảo tính "công khai, minh bạch, dân chủ".

Ông Trương Đình Dũng, Phó Chánh Văn phòng UBND TP Hà Tĩnh cho biết: “Phần việc nào do phòng ban nào đảm nhiệm, việc thực hiện đến đâu đều hiển thị trên hồ sơ, mà hồ sơ thì có thể tra cứu trực tuyến bằng cách quét mã vạch. Khách giao dịch ngồi ở nhà hay phòng làm việc đều xem được qua trang hatinhcity.gov.vn. Lãnh đạo thành phố, lãnh đạo các phòng ban kiểm tra, đánh giá tiến độ công việc qua hồ sơ, nếu có vấn đề gì có thể quy trách nhiệm cụ thể, chính xác.”

Công tác giám sát, quản lý của cán bộ lãnh đạo đối với những thủ tục hành chính thông qua bộ phận một cửa được rõ ràng, cụ thể hơn. Cũng chính bởi vậy, mà trách nhiệm đối với phần việc được giao của mỗi cán bộ cũng được nâng cao. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giao dịch một cửa là được xem là công cụ hữu hiệu, nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính, hạn chế tiêu cực, phiền hà cho người dân, tổ chức doanh nghiệp, góp phần hoàn thành mục tiêu cải cách hành chính của Thành phố. Ngoài ra đây cũng là giải pháp để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội.

Ông Lê Ngọc Châu, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Tĩnh cho biết: “Việc thành lập bộ phận một cửa điện tử có ý nghĩa lớn đối với việc thực hiện các nhiệm vụ của địa phương, nhất là ở đô thị trung tâm. Chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo để các lĩnh vực, thủ tục hành chính của chính quyền đô thị đi qua bộ phận một cửa này, nhằm tạo sự thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn”.

Cho đến nay, thời gian vận hành thử đã gần kết thúc. Bộ phận giao dịch một cửa theo hình thức điện tử ở thành phố Hà Tĩnh đã sẵn sàng để thực hiện các nhiệm vụ. Tuy nhiên, để thực hiện tốt hơn mô hình này, thì thành phố cần duy trì tính ổn định và đồng bộ của hạ tầng công nghệ thông tin. Đặc biệt là tích cực hơn nữa trong việc tuyên truyền đến tận người dân, đảm bảo mỗi người dân đều kịp thời thích ứng mỗi khi đến với bộ phận một cửa điện tử. Hướng tới xây dựng chính quyền điện tử trong giai đoạn tiếp theo./.

Đọc thêm

Đáp nghĩa ân tình với đồng bào miền Bắc

Đáp nghĩa ân tình với đồng bào miền Bắc

Khắc ghi, trân quý những ân tình đã được đón nhận lúc hoạn nạn, người dân vùng thường xuyên bị thiên tai ở Hà Tĩnh đã hướng về đồng bào miền Bắc với lòng tri ân, thấu cảm sâu sắc...
Thêm 18 người mất tích tại Làng Nủ được xác minh còn sống

Thêm 18 người mất tích tại Làng Nủ được xác minh còn sống

Theo thông tin từ Ban chỉ đạo tìm kiếm cứu hộ tại Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai), đến đầu giờ chiều 15/9 ghi nhận thêm 18 người đã cho là mất tích đã được xác minh. Như vậy, cùng với 11 người được ghi nhận đến khai báo vào ngày 13 và 14/9, đến nay đã ghi nhận có 29 người được cho là mất tích đã được xác minh là còn sống.
Ban Vận động Cứu trợ Trung ương công bố danh sách chuyển tiền hỗ trợ đợt 1

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương công bố danh sách chuyển tiền hỗ trợ đợt 1

Ngày 15/9, thông tin từ Ban vận động Cứu trợ Trung ương cho biết, với tinh thần hỗ trợ cao nhất nhanh nhất, kịp thời nhất và đến tận tay người dân, ngay sau khi tiếp nhận được các nguồn kinh phí ủng hộ, trong 2 ngày 12/9 và ngày 13/9, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương - UBTƯ MTTQ Việt Nam đã ban hành các Quyết định phân bổ lần 1 chuyển về Ban Vận động Cứu trợ 20 tỉnh bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Trung thu sẻ chia của trẻ em Hà Tĩnh

Trung thu sẻ chia của trẻ em Hà Tĩnh

Trung thu năm nay, trẻ em Hà Tĩnh không tổ chức vui hội, thay vào đó là những món quà sẻ chia, những tình cảm ấm áp, lời nguyện cầu bình an gửi trao đến các bạn nhỏ vùng lũ.
5 người bị ngộ độc do ăn nấm

5 người bị ngộ độc do ăn nấm

Sau khi ăn món nấm xào, 5 người dân trú tại thôn 10 xã Hà Linh (Hương Khê - Hà Tĩnh) có triệu chứng bị ngộ độc thực phẩm.
Người dân Đồng Lộc "khát" nước sạch

Người dân Đồng Lộc "khát" nước sạch

6 năm kể từ ngày thành lập thị trấn, đến nay cuộc sống sinh hoạt của hơn 6.000 người dân ở Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) vẫn gặp nhiều khó khăn bởi "khát" nước sạch.