Cẩm Xuyên khai giảng 2 lớp đào tạo nghề cho hộ nghèo

(Baohatinh.vn) - Lớp sơ cấp nghề cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, hướng tới giảm nghèo bền vững.

3.jpg
Khai giảng lớp đào tạo nghề sơ cấp cho lao động nông thôn.

Chiều 25/9, Phòng LĐ-TB&XH huyện Cẩm Xuyên phối hợp với Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt - Đức Hà Tĩnh tổ chức khai giảng 2 lớp đào tạo sơ cấp nghề cho 50 hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn 2 xã: Cẩm Dương và Cẩm Thịnh.

25 học viên là các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn xã Cẩm Dương được đào tạo sơ cấp nghề nghiệp vụ bán hàng. Thời gian học dự kiến diễn ra trong 2 tháng (từ 25/9 - 25/11) với tổng 280 giờ học, trong đó 60 giờ lý thuyết và 220 giờ thực hành.

2.jpg
Phó Phòng LĐ-TB&XH huyện Cẩm Xuyên Chu Xuân Bằng: Mong muốn các học viên tham gia lớp học đầy đủ, tích cực học hỏi, tiếp thu kiến thức, thực hành hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thông qua lớp học sơ cấp nghề nghiệp vụ bán hàng, các học viên sẽ được giảng viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt - Đức Hà Tĩnh trang bị kiến thức về: tầm quan trọng của việc quản lý nguồn cung ứng hàng hoá; các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ, chính sách bán hàng; kiến thức cơ bản về giao tiếp, tư vấn và chăm sóc khách hàng; hiểu và vận dụng được các phương pháp trưng bày hàng hoá, thanh toán, quản lý tiền hàng...

Song song với nội dung lý thuyết, học viên sẽ được trang bị các kỹ năng khác như: giao dịch mua hàng và ký kết hợp đồng với nhà cung ứng; sử dụng các thiết bị, máy móc chuyên dụng trong bán hàng; thực hiện các chương trình quảng cáo, tư vấn, chăm sóc khách hàng...

1.jpg
Thạc sĩ Cao Xuân Phú - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt - Đức Hà Tĩnh: Cam kết bố trí giảng viên, xây dựng chương trình học phù hợp, hiệu quả.

Tại xã Cẩm Thịnh, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt - Đức Hà Tĩnh đào tạo sơ cấp nghề bảo vệ thực vật với 25 học viên là các hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia. Lớp đào tạo diễn ra trong vòng 3 tháng, bắt đầu từ ngày 29/9.

Nội dung lớp học xoay quanh kiến thức về phát hiện, xây dựng quy trình phòng trừ các loại sinh vật hại trên các loại cây trồng phổ biến; tổ chức kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo đúng quy trình; thực hiện thành thạo công việc bảo vệ thực vật góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất cây trồng và nông sản.

4.jpg
Học viên theo dõi nội dung chương trình đào tạo lớp sơ cấp nghề.

Sau khi hoàn thành lớp học, các học viên sẽ được Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt - Đức Hà Tĩnh cung cấp chứng chỉ sơ cấp nghề, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập và từng bước hướng tới giảm nghèo bền vững.

Chủ đề An sinh xã hội

Đọc thêm

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).