Cẩm Xuyên đẩy mạnh đào tạo nghề và hỗ trợ mô hình sinh kế giảm nghèo

(Baohatinh.vn) - Các lớp đào tạo nghề và hỗ trợ mô hình sinh kế giúp huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) nâng cao nguồn nhân lực có tay nghề, tạo sinh kế, việc làm và giảm nghèo bền vững.

Trong chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, đào tạo nghề, giải quyết việc làm đóng vai trò quan trọng để giúp người dân thoát nghèo bền vững. Triển khai chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2024, UBND huyện Cẩm Xuyên đã xây dựng kế hoạch gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với tạo việc làm, sinh kế bền vững, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đối thành phần trợ là người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động có thu nhập thấp.

7021-33.jpg
Bế giảng lớp chăn nuôi gia cầm cho hộ nghèo ở xã Cẩm Mỹ.

Từ đầu năm đến nay, UBND huyện Cẩm Xuyên đã phối hợp với Trường Trung cấp nghề Lý Tự Trọng và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt - Đức Hà Tĩnh khai giảng 10 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho hơn 300 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các xã: Nam Phúc Thăng, Cẩm Mỹ, Cẩm Lạc, Cẩm Trung, Cẩm Thịnh, Cẩm Dương, thị trấn Thiên Cầm. Tổng kinh phí triển khai các lớp đào tạo nghề ước khoảng gần 1 tỷ đồng.

123qăq.jpg
Bế giảng lớp chăn nuôi gia cầm cho hộ nghèo thị trấn Thiên Cầm.

Các nghề được lựa chọn đào tạo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương như: chăn nuôi gia cầm, sản xuất phân bón hữu cơ từ rác thải sinh hoạt, điện dân dụng... Hiện tại, 4 lớp đào tạo nghề tại các xã: Nam Phúc Thăng, Cẩm Mỹ, Cẩm Trung, thị trấn Thiên Cầm đã hoàn thành khóa đào tạo và triển khai bế giảng. Các lớp đào tạo nghề còn lại dự kiến sẽ hoàn thành và bế giảng trong tháng 11/2024.

12qă1.jpg
Lãnh đạo Phòng LĐ-TB&XH huyện Cẩm Xuyên trao mô hình chăn nuôi bò cho hộ nghèo ở xã Cẩm Sơn.

Song song với công tác đào tạo nghề, UBND huyện Cẩm Xuyên cũng triển khai hỗ trợ các mô hình sinh kế để giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển kinh tế, tạo nguồn thu nhập ổn định. Từ đầu năm đến nay, toàn huyện hỗ trợ 29 mô hình sinh kế cho 233 hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc địa bàn 23 xã, thị trấn; bao gồm: 14 mô hình chăn nuôi bò và 15 mô hình chăn nuôi gà. Tổng kinh phí hỗ trợ các mô hình sinh kế ước khoảng hơn 3,3 tỷ đồng. Địa phương dự kiến sẽ hoàn thành việc giải ngân trước ngày 20/9.

Đọc thêm

Tuyển dụng nhân viên bưu tá

Tuyển dụng nhân viên bưu tá

Bưu điện tỉnh Hà Tĩnh tuyển dụng 3 lao động phổ thông làm nhiệm vụ nhận hàng và phát hàng, thư báo, công văn theo đúng địa chỉ được phân công.
Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Nhu cầu lao động ở Nhật Bản tăng nhưng nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tìm nguồn, phải “mua” lại từ môi giới với giá 20-30 triệu đồng mỗi người để kịp đơn hàng.