Cẩm Xuyên nỗ lực thực hiện công tác giảm nghèo

(Baohatinh.vn) - Linh hoạt trong huy động nguồn lực, tăng cường phát triển các mô hình sinh kế góp phần giúp huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững.

Thực hiện Chỉ thị số 37/CT/HU ngày 11/3/2024 của Ban Thường vụ Huyện ủy Cẩm Xuyên về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2024 – 2025, thời gian qua, UBND huyện đã triển khai nhiều giải pháp trong công tác xoá đói, giảm nghèo, mang lại kết quả tích cực.

Cụ thể, từ năm 2021 – 2024, huyện Cẩm Xuyên đã thẩm định và phê duyệt mô hình đa dạng hóa sinh kế, phát triển 41 mô hình giảm nghèo tại địa bàn 23 xã, thị với 404 hộ tham gia. Công tác thực hiện chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội liên quan đến hỗ trợ tiền điện, nhà ở, bảo hiểm y tế, hỗ trợ giáo dục, vay vốn ưu đãi, trợ giúp pháp lý, tăng thêm thu nhập… được triển khai đồng bộ với nhiều hiệu quả thiết thực.

K2.png
Mô hình sinh kế chăn nuôi gà được áp dụng tại nhiều địa phương trên toàn huyện Cẩm Xuyên.

Tại xã Cẩm Lạc, hơn 50 hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận mô hình sinh kế chăn nuôi bò từ quỹ Thiện Tâm do Tập đoàn Vingroup tài trợ. Bên cạnh đó, các hộ dân được tuyên truyền về chính sách giảm nghèo, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, hỗ trợ vay vốn.

Ông Nguyễn Văn Duẩn - Bí thư Đảng uỷ xã Cẩm Lạc cho biết: "Xác định giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, ngay từ đầu năm, UBND xã Cẩm Lạc đã huy động toàn bộ hệ thống chính trị để nỗ lực phát triển kinh tế, cải thiện các vấn đề an sinh xã hội, hướng tới giảm nghèo bền vững".

Năm 2023, xã Cẩm Lạc đã có 33 hộ, 95 nhân khẩu thoát nghèo; 60 hộ, 192 nhân khẩu thoát cận nghèo. Đến tháng 6/2024, toàn xã Cẩm Lạc còn 41 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,45% (trên tổng số 1.674 hộ dân toàn xã); hộ cận nghèo có 60 hộ, chiếm tỷ lệ 3,58%.

Bà Phan Thị Châu ở thôn Phú Đoài cho biết: "Vừa được tặng bò, tôi còn được hướng dẫn về kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng bò cái sinh sản. Với nguồn thu nhập 2 - 3 triệu đồng/tháng từ chăn nuôi, kết hợp với làm ruộng, tôi có thể lo cho 2 con ăn học, dần cải thiện cuộc sống, cố gắng vươn lên thoát nghèo”.

Bà Phan Thị Châu kỳ vọng sớm thoát nghèo trong thời gian tới.

Không chỉ tại xã Cẩm Lạc, phong trào xoá đói giảm nghèo trên địa bàn Cẩm Xuyên được nhiều địa phương khác vào cuộc đồng bộ, hiệu quả, gây dựng niềm tin với Nhân dân.

Tại xã Cẩm Bình, công tác giảm nghèo được thực hiện thông qua các mô hình sinh kế như: chăn nuôi bò, gà, ngan… Bên cạnh đó, chính quyền địa phương tạo điều kiện để người dân tiếp cận chương trình đào tạo việc làm, xuất khẩu lao động. Đối với những người yếu thế, người khuyết tật, được hỗ trợ đào tạo nghề mây tre đan ngay tại địa phương. Đặc biệt, từ nguồn xã hội hoá, UBND xã Cẩm Bình huy động đỡ đầu cho hơn 10 hoàn cảnh khó khăn với mức hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng. Các hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận nguồn vốn để sản xuất, chăn nuôi.

K3.png
Ông Nguyễn Văn Hanh (SN 1965) là một trong 2 hộ cận nghèo của thôn Đông Nam Lý, xã Cẩm Bình được hỗ trợ bò để chăn nuôi.

Ông Nguyễn Minh Duyệt – Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Bình cho biết: “Cẩm Bình hiện có 24 hộ nghèo trên tổng số 1447 hộ dân (chiếm khoảng 1,66%), 47 hộ cận nghèo (chiếm khoảng 3.25%). Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục phát huy hiệu quả các hoạt động giảm nghèo để đạt nhiều kết quả toàn diện hơn”.

Không chỉ phát triển các mô hình sinh kế, UBND huyện Cẩm Xuyên còn triển khai nhiều giải pháp hướng tới mục tiêu giảm nghèo về thông tin. Cụ thể, trong giai đoạn 2021-2024, huyện xây dựng 3 chương trình truyền hình và 7 chương trình phát thanh; tổ chức 6 lớp bồi dưỡng tập huấn nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng cho 1.600 cán bộ thông tin, tuyên truyền và bí thư chi bộ, thôn trưởng, tổ trưởng tổ dân phố, chi hội trưởng các chi đoàn, chi hội thôn, tổ dân phố.

Song song với đó, đơn vị tổ chức 23 hội nghị truyền thông, đối thoại về các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện. Công tác tập huấn nâng cao năng lực giảm nghèo được chú trọng với 18 hội nghị, thu hút 1.800 thành viên ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và đội ngũ người làm công tác giảm nghèo tham gia.

K6.png
Các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên được tuyên truyền, phổ biến các chính sách giảm nghèo.

Những hoạt động đó cho thấy sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn hệ thống chính trị ở huyện Cẩm Xuyên trong nhiệm vụ giảm nghèo đa chiều, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo. Ông Chu Văn Bằng – Phó Trưởng phòng LĐTB&XH huyện Cẩm Xuyên nhận định: “Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã góp phần quan trọng trong đảm bảo an sinh xã hội, tạo điều kiện để phát triển KT-XH trên địa bàn. Công tác quản lý, điều hành được thực hiện thống nhất, đồng bộ từ huyện đến cơ sở. Thời gian tới, huyện tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về nội dung chính sách, rà soát, khảo sát chính xác từng hoàn cảnh để có giải pháp thiết thực, phát huy tính tự lực vươn lên thoát nghèo của từng hộ dân".

K4.png
Hội Nông dân huyện Cẩm Xuyên hỗ trợ xây nhà ở cho gia đình anh Nguyễn Tiến Hoàng - hộ nghèo trên địa bàn xã Cẩm Minh.

Với nhiều cách làm hiệu quả và đồng bộ trong công tác giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều trên địa bàn huyện đã giảm mạnh, hiện duy trì mức giảm từ 0,5% đến 1,0%/năm. Cụ thể, giảm từ 5,13% năm 2021 còn 2,8% cuối năm 2023 và phấn đấu đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn 2,1%. Những con số này góp phần giúp huyện Cẩm Xuyên sớm đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.
Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn quất duy nhất ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) của gia đình anh Nguyễn Song Thao cho quả đẹp mắt, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá dịp tết Nguyên đán.
Nông dân Hà Tĩnh vào vụ gieo cấy lúa xuân

Nông dân Hà Tĩnh vào vụ gieo cấy lúa xuân

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân Hà Tĩnh bám đồng, đẩy nhanh tiến độ làm đất đợt cuối và bắt đầu xuống giống những trà lúa đầu tiên của vụ xuân 2025.
Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Là địa phương “đi sau” trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nhưng huyện Kỳ Anh đã có nhiều cách làm sáng tạo. Trong đó, huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng thành công các khu dân cư NTM kiểu mẫu, thôn thông minh, coi đây là nền móng tạo sự lan toả, đưa phong trào xây dựng NTM của huyện phát triển vững chắc.