8h sáng nay (24/11), lực lượng chức năng đã tiến hành tháo dỡ các chốt phong tỏa trên địa bàn xã Kỳ Thượng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh), kết thúc thời gian cách ly y tế toàn xã.
Trận lũ tháng 10 năm 2020 gây sạt lở núi, khiến gần 100 ha đất sản xuất của các xã vùng thượng huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) bị vùi lấp. Đến nay, việc cải tạo vẫn gặp nhiều khó khăn.
Đến thời điểm này, người dân các xã vùng thượng Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã hoàn thành thu hoạch lứa chè đầu tiên của năm 2023. Nhìn chung năng suất chè khá cao, giá thu mua của doanh nghiệp tăng hơn trước.
Sau nhiều năm bị bệnh khảm lá gây hại trên diện rộng, ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng và hàm lượng tinh bột, năm 2022, sản xuất sắn nguyên liệu của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) được phục hồi nhờ sạch bệnh; năng suất và giá cũng đạt cao hơn.
Là địa phương đang tập trung phát triển mạnh kinh tế vườn đồi, thời gian qua, cây tiêu được người dân ở xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) mở rộng diện tích, nâng cao thu nhập.
Ngay sau khi được dỡ bỏ cách ly y tế, xã Kỳ Thượng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã tập trung hỗ trợ người dân tiêu thụ các sản phẩm chủ lực và hồi phục sản xuất sau gần 20 ngày bị gián đoạn do thực hiện phong tỏa phòng, chống dịch COVID-19.
Mùa xuân này, huyện Kỳ Anh có thêm 5 xã cùng đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), 39 khu dân cư kiểu mẫu. Phấn khởi, tự hào, người dân huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã chia sẻ về hành trình đoàn kết vượt khó đi đến thành công.
Mừng năm mới trong niềm vui quê hương cùng lúc đón nhận 6 khu dân cư kiểu mẫu, ông Lê Văn Nghiêu đảng viên 52 năm tuổi Đảng ở xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thấy mình như trẻ lại.
Tranh thủ những ngày dài mưa phùn, người dân ở xã Kỳ Thượng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã ra quân trồng hết số lượng hàng rào xanh còn lại trên các tuyến đường.
Các đợt lũ lụt vừa qua đã gây sạt lở nghiêm trọng ở nhiều địa bàn thuộc huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Các công trình giao thông bị ảnh hưởng nặng nề, nguy cơ mất an toàn cho người và phương tiện.
200 ha sắn vùng thượng Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang mắc bệnh khảm lá. Cây còi cọc, chậm phát triển cộng thêm thời tiết nắng hạn kéo dài, nguy cơ mất mùa sắn đã hiện hữu.
Mỗi ngày 2 lượt, người dân ở xã Kỳ Thượng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lại lên vùng đồi núi để hái lá chu ke. Với giá bán 5.000 đồng/kg, mỗi người có thể thu về 100.000 đồng/ngày.
“Tiềm năng từ đất đai còn dồi dào, có con đường này, sản phẩm làm ra dễ tiêu thụ hơn, bà con lo gì chuyện làm giàu nữa” - ông Dương Thư Viện (thôn Phúc Độ, xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vui mừng chia sẻ.
Sự đổi mới căn bản về chất lượng của đội ngũ cán bộ thôn ở xã Kỳ Thượng (huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh) trong những năm gần đây đã tạo nên “luồng gió” mới trong phong trào xây dựng NTM.
Trong khi nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thì với 120 ha chè trong mùa thu hoạch, người dân xã Kỳ Thượng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn có thu nhập ổn định.
Năng động, tự tin, không ngại khó, ngại khổ, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu đi đầu trong công việc... là những lời nhận xét của người dân thôn Trung Tiến, xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) dành cho vị trưởng thôn trẻ tuổi Lê Đăng Ninh.
Trước thực trạng nhiều phần mộ đang tồn tại trên các cánh đồng, trong khu dân cư, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang triển khai quy tập, di dời về nghĩa trang đã được quy hoạch nhằm đảm bảo cảnh quan, môi trường trong xây dựng NTM, đô thị văn minh.
Nhân chuyến làm việc tại Hà Tĩnh, sáng nay (13/2), đoàn công tác do Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Canada Phạm Cao Phong dẫn đầu đã đến tham quan mô hình trồng chè công nghiệp tại xã Kỳ Thượng (huyện Kỳ Anh).
Hàng ngàn ngày công được người dân tự nguyện đóng góp; mỗi người dân là một “nghệ nhân” làm đẹp vườn nhà, tuyến đường, ngõ xóm..., thôn Bắc Tiến, xã Kỳ Thượng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã trở thành khu dân cư sáng, xanh với vẻ đẹp thuần khiết.