“Rã đông” nông sản sau bão dịch ở Kỳ Thượng

(Baohatinh.vn) - Ngay sau khi được dỡ bỏ cách ly y tế, xã Kỳ Thượng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã tập trung hỗ trợ người dân tiêu thụ các sản phẩm chủ lực và hồi phục sản xuất sau gần 20 ngày bị gián đoạn do thực hiện phong tỏa phòng, chống dịch COVID-19.

Với hơn 2 ha quýt xốp bản địa trên 5 năm tuổi, những năm trước đây vườn quýt của chị Võ Thị Huệ ở thôn Bắc Tiến, xã Kỳ Thượng cho thu hoạch từ 2 đến 3 tấn quả. Năm 2021 này, trên toàn xã, loại cây chủ lực này cho năng suất và sản lượng cao đột biến, tăng khoảng 1,5 lần. Vườn quýt của chị Huệ ước đạt trên 5 tấn (tăng gần 2 lần).

“Rã đông” nông sản sau bão dịch ở Kỳ Thượng

Chị Võ Thị Huệ ở thôn Bắc Tiến, xã Kỳ Thượng thu hoạch quýt.

Tuy nhiên, ngay lúc vào vụ thu hoạch, dịch COVID-19 bùng phát trên địa bàn, buộc phải phong tỏa, cách ly y tế trên phạm vi toàn xã; quýt nhà chị chín mọng đồng loạt nhưng không thể thu hái.

Khi dịch bệnh tạm ổn định, lệnh phong tỏa được dỡ bỏ từ ngày 24/11, gia đình chị bắt đầu tập trung ra vườn thu hoạch và tìm cách tiêu thụ. Hiện gia đình đã thu hoạch và tiêu thụ được trên 2 tấn quýt.

Chị Huệ cho biết: “Mặc dù giá quýt giảm sút mạnh (các năm trước, mỗi kg quýt có giá 20 - 25 nghìn đồng tại vườn, thì nay chỉ bán được 10 - 15 nghìn đồng), tuy nhiên bán được là đã mừng lắm rồi. Dịch nhanh chóng được kiểm soát và chính quyền địa phương kịp thời đồng hành, hỗ trợ, chứ một vài tuần tới không bán được nữa thì quýt sẽ rụng hết và xem như trắng tay”.

“Rã đông” nông sản sau bão dịch ở Kỳ Thượng

Năm nay, quýt nhà chị Võ Thị Huệ cho năng suất cao gần gấp đôi so với năm ngoái.

Kỳ Thượng hiện có trên 45 ha quýt xốp bản địa, phân bố chủ yếu trên các thôn như: Bắc Tiến, Tân Tiến, Phúc Độ, Phúc Thành 2… Những năm qua, cây quýt đã được đưa vào danh sách sản phẩm chủ lực của xã với tổng nguồn thu mỗi năm đạt hơn 1 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Xuấn Mến - Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Thượng cho biết: “Ngay sau khi dở bỏ lệnh phong tỏa, bên cạnh vận động người dân khẩn trương thu hoạch, Kỳ Thượng giao cho Hội LHPN và Hội Nông dân xã bám sát hỗ trợ người dân thu hoạch và tìm kiếm mối hàng, tạo mọi điều kiện để các thương lái tiếp cận địa bàn thu mua sản phẩm cho người dân”.

Những ngày này, các hộ trồng quýt đang khẩn trương thu hái để chạy đua với thời gian; các tổ chức, đoàn thể địa phương cũng đang sát cánh cùng bà con để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, giảm thiểu thiệt hại do quýt ngày một chín rũ.

Cùng với cây quýt xốp, trong thời gian thực hiện lệnh phong tỏa phòng chống dịch bệnh, xã Kỳ Thượng còn có trên 150 ha chè vào vụ hái búp.

“Rã đông” nông sản sau bão dịch ở Kỳ Thượng

Trong thời gian phong tỏa, xã Kỳ Thượng có trên 150 ha chè vào vụ thu hái.

Đặc điểm của búp chè là thời gian thu hoạch khá ngắn, nếu không hái kịp, búp sẽ già, không đảm bảo quy định thu mua của doanh nghiệp. Vì vậy, ngay trong những ngày thực hiện phong tỏa tạm thời, xã đã làm việc với Xí nghiệp Chè 12/9 Kỳ Trung về việc hỗ trợ người dân như: kịp thời nhập sản phẩm và đảm bảo ổn định giá thu mua; sẵn sàng phương tiện vận chuyển ngay sau khi dở bỏ lệnh phong tỏa…

“Rã đông” nông sản sau bão dịch ở Kỳ Thượng

Ngay sau khi dỡ bỏ phong tỏa, Xí nghiệp Chè 12/9 đã kịp thời đến thu mua chè búp tươi cho bà con

Để đảm bảo vừa thu hoạch vừa phòng chống dịch bệnh, việc thu hái được thực hiện giãn cách theo từng thôn, mỗi thôn, các gia đình tiến hành thu hái riêng, không thu hái tập trung. Các phương tiện vào thu mua sản phẩm cũng đến nhập theo từng thôn và chạy thẳng đến xí nghiệp chế biến, không thu mua tập trung tại các đầu mối như trước.

Đến thời điểm này, sau hơn 3 ngày dở bỏ lệnh phong tỏa, toàn xã đã thu hết tổng số diện tích chè vào giai đoạn thu hái với sản lượng đạt trên 30 tấn.

Mặc dù việc vận chuyển phải chia nhỏ để phòng chống dịch bệnh, ảnh hưởng đến chi phí nhưng doanh nghiệp vẫn giữ nguyên giá chè búp tươi như năm trước cho bà con với giá 7.000 đồng/kg.

“Rã đông” nông sản sau bão dịch ở Kỳ Thượng

Các diện tích trồng mới đã được người trồng chè Kỳ Thượng chuẩn bị sẵn sàng...

Cùng với tập trung thu hoạch chè búp, thời gian này, xã Kỳ Thượng cũng khẩn trương chỉ đạo bà con trồng mới 5ha chè theo kế hoạch. Hiện khâu làm đất đã được chuẩn bị và các loại phân bón cũng đã được Xí nghiệp Chè 12/9 chở đến tận nhà cung ứng cho bà con.

“Mặc dù có chậm tiến độ theo kế hoạch do phải phong tỏa phòng chống dịch bệnh, tuy nhiên nếu thời tiết không có biến động bất lợi hơn thì với sự tập trung cao của người dân, doanh nghiệp và sự vào cuộc quyết liệt của xã, đến giữa tháng 12 sẽ hoàn thành kế hoạch”, Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Xuấn Mến khẳng định.

Trong thời gian bị phong tỏa, cách ly y tế, 65/200 ha sắn nguyên liệu của Kỳ Thượng bị ngập nước, cũng đã được xã vận động Nhân dân thu hoạch và tiêu thụ hết tại Nhà máy Chế biến sắn Kỳ Sơn.

“Rã đông” nông sản sau bão dịch ở Kỳ Thượng

Các loại phân bón cũng đã được chở đến tận nhà để cung ứng cho bà con chuẩn bị trồng chè vụ mới.

Ngoài chỉ đạo Nhân dân khẩn trương thu hoạch các loại sản phẩm chủ lực để giảm thiểu thiệt hại, hiện xã Kỳ Thượng cũng đang tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân đẩy nhanh thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng NTM; xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu và vườn mẫu.

Đặc biệt, tại các thôn phấn đấu đạt chuẩn vào cuối năm nay, các hoạt động đã được nối lại sau khi dở bỏ lệnh phong tỏa trên cơ sở quy định nghiêm ngặt về phòng chống dịch bệnh.

Với phương châm đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn, cấp ủy, chính quyền xã Kỳ Thượng đang khẩn trương, thận trọng và linh hoạt, vừa tích cực khôi phục sản xuất, giữ vững nhịp độ xây dựng NTM sau “bão dịch”, vừa đảm bảo hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, mật ong Thức Dung (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao và từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường.
Tuyệt đối không chủ quan trước ảnh hưởng của bão số 6

Tuyệt đối không chủ quan trước ảnh hưởng của bão số 6

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, bão số 6 (bão Tramy) sau khi đổ bộ vào bờ, thay vì suy yếu, sẽ quay trở lại ra biển nên các địa phương, đơn vị cần cảnh báo người dân, nhất là ngư dân, tuyệt đối không được chủ quan.
Nông dân Hà Tĩnh xuống giống hoa cúc vụ tết

Nông dân Hà Tĩnh xuống giống hoa cúc vụ tết

Để giúp hoa sinh trưởng tốt, đảm bảo khung thời vụ, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ dịp tết, nhiều hộ dân trồng hoa cúc trên địa bàn Hà Tĩnh đang tập trung xuống giống.
Dư nợ nông nghiệp, nông thôn tăng trên 20%

Dư nợ nông nghiệp, nông thôn tăng trên 20%

Nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tăng giai đoạn cuối năm đã đẩy dư nợ lĩnh vực này của các tổ chức tín dụng ở Hà Tĩnh tăng trưởng mạnh.
Mướt mắt trên những vườn cam chín sớm

Mướt mắt trên những vườn cam chín sớm

Dù năng suất cam năm nay đạt thấp hơn mọi năm nhưng bù lại được giá nên các nhà vườn ở huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) vẫn phấn khởi, bà con đang nhanh tay thu hoạch những quả chín sớm.