Đất ruộng bị vùi lấp, người dân huyện Kỳ Anh gặp khó trong sản xuất

(Baohatinh.vn) - Trận lũ tháng 10 năm 2020 gây sạt lở núi, khiến gần 100 ha đất sản xuất của các xã vùng thượng huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) bị vùi lấp. Đến nay, việc cải tạo vẫn gặp nhiều khó khăn.

Đất ruộng bị vùi lấp, người dân huyện Kỳ Anh gặp khó trong sản xuất

Cánh đồng sản xuất nông nghiệp của thôn Bắc Tiến, xã Kỳ Thượng thời điểm bị đất đá vùi lấp do trận lũ lớn làm sạt lở núi vào tháng 10/2020.

Sau hơn 3 năm trở lại với cánh đồng của thôn Bắc Tiến, xã Kỳ Thượng, một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất của vụ lở núi do trận lũ lớn vào tháng 10/2020, chúng tôi được Trưởng thôn Nguyễn Đình Thuận dẫn đi thăm những đám ruộng bị đất đá lấp dày đang từng ngày bị hoang phế.

Đất ruộng bị vùi lấp, người dân huyện Kỳ Anh gặp khó trong sản xuất

Lớp đất cát, đá vùi lấp mặt ruộng, nhiều nơi dày hàng mét

Ông Thuận cho biết: “Sau khi hơn 15 ha đất nông nghiệp của thôn bị vùi lấp do sạt lở, người dân và chính quyền địa phương đã tập trung tiến hành bóc đất, cải tạo để khôi phục lại diện tích, tuy nhiên với lượng đất vùi lấp quá lớn, địa hình hiểm trở, cộng với điều kiện kinh tế của bà con nhiều khó khăn nên chỉ cải tạo tạm thời được khoảng vài chục phần trăm diện tích bị ảnh hưởng nhẹ, còn lại đành chịu bỏ hoang”.

Đất ruộng bị vùi lấp, người dân huyện Kỳ Anh gặp khó trong sản xuất

Hiện trạng cánh đồng của thôn Bắc Tiến sau 3 năm bị vùi lấp bởi sạt lở núi.

Bao năm nay hơn 1 sào ruộng là nơi gia đình bà Nguyễn Thị Thích, thôn Tân Hà, xã Lâm Hợp sản xuất để đảm bảo lương thực. Nhưng từ năm 2020, khi ruộng bị vùi lấp, gia đình bà Thích gặp rất nhiều khó khăn. Để có diện tích sản xuất, vụ xuân 2024, bà phải bỏ ra hơn 2 triệu đồng thuê máy xúc để cải tạo đất.

Bà Thích cho biết: “Mặc dù đã có thể sản xuất trở lại nhưng việc bóc lớp cát bồi cũng chỉ được một phần, không triệt để được nên chất đất rất kém so với trước đây. Chưa kể cứ mỗi đợt mưa to là đất cát lại trôi từ thượng nguồn về bồi lấp tiếp”.

Đất ruộng bị vùi lấp, người dân huyện Kỳ Anh gặp khó trong sản xuất

Sau nỗ lực tự cải tạo, người dân thôn Tân Hà, xã Lâm Hợp sửa sang thửa ruộng để xuống giống vụ xuân.

Đến thời điểm này, trong số gần 100 ha đất nông nghiệp của các xã: Lâm Hợp, Kỳ Thượng, Kỳ Lạc, Kỳ Sơn bị vùi lấp do sạt lở bởi đợt lũ năm 2020, chính quyền và người dân các địa phương chỉ mới khôi phục được chưa đầy 50%. Đáng nói, số diện tích đã được khôi phục, chất lượng đất cũng không thể phục hồi như ban đầu; chưa kể nguy cơ tái bồi lấp nếu có lũ lớn hoặc sạt lở núi xảy ra.

Đất ruộng bị vùi lấp, người dân huyện Kỳ Anh gặp khó trong sản xuất

Hàng nghìn khối cát được người dân bóc từ mặt ruộng bị vùi lấp chuyển lên bờ.

Theo ông Phạm Thái Hoa - Chủ tịch UBND xã Lâm Hợp, địa phương nói riêng cũng như các xã vùng thượng Kỳ Anh nói chung, quỹ đất nông nghiệp đều hạn chế, lại bị thu hẹp bởi tình trạng vùi lấp do sạt lở núi nên ảnh hưởng rất lớn đến sinh kế của người dân.

Vì vậy, để giảm bớt khó khăn cho bà con trong khi chưa có giải pháp khả quan nào khác, trước mắt xã tập trung tuyên truyền, vận động người dân hằng năm nỗ lực khôi phục những diện tích có thể khôi phục; đồng thời trích một phần ngân sách để hỗ trợ việc cải tạo đất cho bà con.

“Khối lượng đất cát bồi lấp diện tích sản xuất là quá lớn, vượt quá khả năng của chính quyền địa phương. Hiện nay, việc khắc phục để sản xuất chỉ diễn ra nhỏ lẻ trong các hộ dân. Vì vậy, về lâu dài, địa phương mong muốn các cấp, ngành có sự khảo sát, nghiên cứu đầy đủ để sớm có chính sách cụ thể hỗ trợ khôi phục toàn bộ diện tích bị vùi lấp, giúp người dân yên tâm sản xuất, ổn định sinh kế” - ông Hoa cho biết thêm.

Đất ruộng bị vùi lấp, người dân huyện Kỳ Anh gặp khó trong sản xuất

Dù được cải tạo, sửa sang nhưng hầu hết các diện tích đất ruộng này không thể khôi phục như ban đầu.

Vụ xuân năm 2024 đang được triển khai. Bà con nông dân các xã vùng thượng Kỳ Anh cũng đang nỗ lực cải tạo, khôi phục đất đai để xuống giống kịp thời vụ. Tuy nhiên, nếu không có sự giúp đỡ, hỗ trợ đắc lực của các cấp ngành để khôi phục một cách triệt để thì việc sản xuất của người dân vẫn sẽ rất khó khăn.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.