Mắc bệnh khảm lá, củ sắn ở vùng thượng Kỳ Anh chỉ như đầu ngón tay

(Baohatinh.vn) - 200 ha sắn vùng thượng Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang mắc bệnh khảm lá. Cây còi cọc, chậm phát triển cộng thêm thời tiết nắng hạn kéo dài, nguy cơ mất mùa sắn đã hiện hữu.

Đầu năm nay, gia đình ông Nguyễn Văn Khương (thôn Phúc Lập, xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh) trồng 2 ha sắn vụ xuân.

Sau 6 tháng, đáng lẽ cây phải cao quá đầu người, nhưng tới thời điểm hiện tại, cả vườn sắn của ông Khương vẫn chậm phát phát triển. Củ sắn cũng mới chỉ như ngón tay cái.

Mắc bệnh khảm lá, củ sắn ở vùng thượng Kỳ Anh chỉ như đầu ngón tay

Vườn sắn 2 ha của gia đình ông Khương còi cọc, kém phát triển bởi bệnh khảm lá.

Ông Khương lắc đầu: “Trồng 6 tháng rồi mà cây sắn không phát triển, lá nhăn nhúm, cong queo, thân cây còi cọc, kém phát triển, vì thế mà củ cũng không lớn được. Cứ thế này thì vụ sắn năm nay sẽ mất mùa thôi”.

Với 2 ha sắn, vụ năm trước, gia đình ông Khương thu được khoảng 60 tấn củ, thu nhập khoảng 60 triệu đồng. Tuy nhiên, năng suất, sản lượng vụ này giảm mạnh, ước tính chỉ thu được khoảng 10 triệu đồng.

Mắc bệnh khảm lá, củ sắn ở vùng thượng Kỳ Anh chỉ như đầu ngón tay

Khi bị bệnh khảm lá, thân cây sắn còi cọc, củ ít và hàm lượng tinh bột giảm.

“Sau khi cây sắn lên được một thời gian thì lá bắt đầu xoăn lại, không lớn nữa. Biết là cây bị bệnh khảm lá, chúng tôi đã tìm nhiều cách phòng trừ mà không có tác dụng. Bệnh sau đó lây lan ra cả vườn”, ông Khương chia sẻ.

Theo ông Vũ Trung Tiến - Chủ tịch UBND xã Kỳ Thượng, vụ sắn năm nay, toàn xã trồng 250 ha thì có 50 – 60% diện tích bị ảnh hưởng bởi bệnh khảm lá. Là một trong những cây trồng chủ lực của xã nên việc cây sắn mắc bệnh khảm lá sẽ khiến thu nhập của người dân bị ảnh hưởng.

Mắc bệnh khảm lá, củ sắn ở vùng thượng Kỳ Anh chỉ như đầu ngón tay

Chỉ ít tháng nữa là tới vụ thu hoạch mà sủ sắn chỉ bằng ngón tay cái

Qua tìm hiểu, không chỉ ở Kỳ Thượng mà nhiều vùng trồng sắn tại các xã như Kỳ Sơn, Kỳ Tây, Lâm Hợp, Kỳ Lạc…, cũng bị bệnh khảm lá tấn công.

Với lợi thế có Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Hà Tĩnh đóng trên địa bàn, vụ sắn này, xã Kỳ Sơn trồng 300 ha. Đây là địa phương có diện tích trồng sắn lớn nhất vùng thượng Kỳ Anh. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Anh Ngọc - Chủ tịch UBND xã thì 80% diện tích sắn mắc bệnh khảm lá.

“Thời gian đầu, khi sắn mắc bệnh, một số người dân đã phá bỏ các vườn trồng, số hộ còn lại vẫn cố gắng chăm sóc, phòng trừ nhưng không có kết quả. Tới nay, có khoảng 180 ha sắn đã bị nhiễm bệnh” - ông Nguyễn Anh Ngọc thông tin.

Mắc bệnh khảm lá, củ sắn ở vùng thượng Kỳ Anh chỉ như đầu ngón tay

Lá cây sắn quăn queo do bệnh khảm lá

“Năm ngoái, nhiều diện tích cũng bị bệnh khảm lá, vụ năm nay lại tiếp tục. Cứ thế này thì người dân sẽ chán nản, không trồng sắn nữa mà chuyển sang trồng cây nguyên liệu (keo tràm). Điều này sẽ gây khó cho Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Hà Tĩnh”, ông Nguyễn Anh Ngọc chia sẻ.

Mắc bệnh khảm lá, củ sắn ở vùng thượng Kỳ Anh chỉ như đầu ngón tay

Vừa mắc bệnh, vừa phải chịu cái nắng gay gắt kéo dài khiến cây sắn càng khó phát triển.

Suốt hơn 1 tháng qua, huyện Kỳ Anh có nắng nóng gay gắt kéo dài. Tình trạng này khiến cây sắn càng khó phát triển. Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện Kỳ Anh, có 200/1.347 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá. Tuy nhiên, ghi nhận của Báo Hà Tĩnh cho thấy, thực tế số diện tích bị bệnh có thể còn lớn hơn nhiều.

Vụ mùa 2019, bệnh khảm lá sắn cũng đã hoành hành gây hại trên 200 ha sắn của nhiều xã vùng thượng Kỳ Anh, gây thiệt hại cho bà con nông dân. Ngành chức năng đã có khuyến cáo người dân không sử dụng nguồn giống bị nhiễm bệnh để làm giống, nhưng nhiều hộ không tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, dẫn tới bệnh vẫn tiếp tục diễn ra.

Chủ đề Dịch bệnh cây trồng - vật nuôi

Đọc thêm

Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.
Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Sở hữu ngư trường rộng lớn cùng nguồn hải sản phong phú, giá trị, mùa hè là lúc ngư dân các làng chài ven biển Hà Tĩnh hào hứng ra khơi, mang về "lộc biển" phục vụ khách du lịch gần xa.