Năng suất cao, giá tốt, người trồng chè Kỳ Anh phấn khởi

(Baohatinh.vn) - Đến thời điểm này, người dân các xã vùng thượng Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã hoàn thành thu hoạch lứa chè đầu tiên của năm 2023. Nhìn chung năng suất chè khá cao, giá thu mua của doanh nghiệp tăng hơn trước.

Năng suất cao, giá tốt, người trồng chè Kỳ Anh phấn khởi

Thu hoạch chè tại vườn của gia đình chị Nguyễn Thị Thu Hường.

Gia đình chị Nguyễn Thị Thu Hường - Trưởng thôn Đất Đỏ, xã Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh) là một trong những hộ có diện tích trồng chè lớn nhất xã với khoảng 1,5 ha, trong đó có 1,3 ha đang cho thu hoạch.

Vụ chè đầu năm nay, gia đình chị thu hoạch được gần 2 tấn chè búp tươi, cao hơn cùng kỳ năm trước khoảng 0,2 tấn. Giá bán khoảng 6,7 triệu đồng/tấn, cao hơn năm ngoái gần 300 nghìn đồng/tấn. Trong điều kiện năng suất ổn định, với dự kiến khoảng trên 20 đợt hái, năm nay gia đình chị sẽ thu trên 40 tấn sản phẩm chè búp tươi, doanh thu khoảng 300 triệu đồng.

Năng suất cao, giá tốt, người trồng chè Kỳ Anh phấn khởi

Thôn Đất Đỏ có diện tích chè lớn nhất xã Kỳ Trung với gần 60 ha.

Cũng tại thôn Đất Đỏ, gia đình chị Lê Việt Trinh có 7 sào chè được xuống giống vào đầu năm 2019. Nhờ triển khai giống mới và được hỗ trợ kỹ thuật đầy đủ nên chỉ sau 4 năm chè đã phát triển tốt, tán rộng, búp dày, đều và bắt đầu cho thu hoạch với năng suất khá cao, với gần 1 tấn cho lần hái đầu năm.

“Sau bao nhiêu năm trồng nhiều loại cây hiệu quả thấp, nay chuyển sang trồng chè, gia đình mới thực sự có thu nhập. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tận dụng hết quỹ đất để mở rộng diện tích trồng chè; nếu doanh nghiệp tiếp tục cải thiện về giá thì lâu dài chúng tôi có thể làm giàu được với cây chè”, chị Trinh chia sẻ.

Năng suất cao, giá tốt, người trồng chè Kỳ Anh phấn khởi

Giống chè TH8 đang được trồng tại huyện Kỳ Anh vừa năng suất cao, vừa có chất lượng tốt.

Theo Trưởng thôn Nguyễn Thị Thu Hường, trong số 4 thôn trồng chè của xã Kỳ Trung, Đất Đỏ có diện lớn nhất với gần 60 ha chè nguyên liệu, trong đó trên 55 ha đã cho thu hoạch.

“Vụ này bà con rất vui, bởi năng suất, sản lượng chè đạt khá cao, giá bán cũng tăng đáng kể. Ngoài thời tiết khá thuận lợi, cây chè còn được chăm sóc tốt nhờ cán bộ kỹ thuật Xí nghiệp Chè 12/9 thường xuyên bám sát chỉ đạo, hướng dẫn từ khâu xuống giống, chăm sóc đến thu hoạch; đặc biệt, nhiều hộ đã thay giống chè mới (giống chè TH8) chất lượng cao”, Trưởng thôn Đất Đỏ chia sẻ thêm.

Năng suất cao, giá tốt, người trồng chè Kỳ Anh phấn khởi

Vụ đầu năm nay, người trồng chè ở Kỳ Anh phấn khởi bởi năng suất, sản lượng và cả giá bán chè tăng đáng kể.

Được biết, với hơn 150 ha chè cho thu hoạch, trong đợt thu hái đầu năm nay, toàn xã Kỳ Trung đạt sản lượng trên 100 tấn, với tổng giá trị gần 700 triệu đồng.

Đến thời điểm này, gần 100% diện tích chè đã được thu hoạch lứa đầu; người dân đang tập trung chăm sóc, tạo tán để chuẩn bị cho lứa thu hoạch sau vào khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4 tới.

Năng suất cao, giá tốt, người trồng chè Kỳ Anh phấn khởi

Người dân bón phân cho chè sau thu hoạch.

Hiện tại, xã Kỳ Thượng có gần 140 ha chè nguyên liệu, trong đó 130 ha chè kinh doanh (chè đang cho thu hoạch). Trong đợt hái tạo tán vừa qua, bà con đã thu được trên 80 tấn chè búp tươi.

Chị Lê Thị Lệ ở thôn Tiến Quang (Kỳ Thượng) chia sẻ: “Với sự đồng hành, hỗ trợ của Xí nghiệp Chè 12/9, từ giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc đến bao tiêu sản phẩm... và sự quan tâm của chính quyền, chúng tôi rất yên tâm để phát triển cây chè bền vững”.

Năng suất cao, giá tốt, người trồng chè Kỳ Anh phấn khởi

Phân chuồng đã được người dân ủ men hữu cơ trước khi bón thúc cho cây chè.

Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Thượng Nguyễn Xuân Mến cho biết: "Xác định là cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương nên bên cạnh tập trung đầu tư cải tạo, thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hằng năm, Kỳ Thượng chú trọng mở rộng diện tích chè trên các diện tích đất nhàn rỗi, diện tích cây trồng khác kém hiệu quả. Đặc biệt, kể từ năm 2021, với việc triển khai thực hiện Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nâng cao chất lượng chè nguyên liệu” của Bộ KH&CN, người dân đã được hỗ trợ 100% giống mới và phân bón khi phát triển diện tích chè.

Cũng theo ông Mến, mặc dù chính sách kích cầu tốt, nhưng do bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nên 2 năm qua, toàn xã chỉ mở rộng được chưa đầy 5ha chè. Năm 2023 này, xã có kế hoạch thực hiện mở rộng thêm trên 5 ha; hiện đang giao cho các thôn phổ biến và hướng dẫn người dân đăng ký để vào tháng 9 tới sẽ triển khai.

Năng suất cao, giá tốt, người trồng chè Kỳ Anh phấn khởi

Hằng năm, Xí nghiệp Chè 12/9 chuẩn bị một lượng giống lớn để chủ động cung ứng cho các địa phương phát triển diện tích chè nguyên liệu.

Năm 2023, với gần 400 ha chè kinh doanh tại 4 xã vùng thượng (Kỳ Trung, Kỳ Thượng, Kỳ Sơn và Kỳ Tây), huyện Kỳ Anh hướng đến mục tiêu đạt tổng sản lượng hơn 3.500 tấn.

Theo ông Phan Công Toàn - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kỳ Anh, để thực hiện được mục tiêu này, huyện đã chỉ đạo các địa phương và Xí nghiệp Chè 12/9 tiếp tục vận động người trồng mạnh dạn thay thế các vùng chè già cỗi bằng các giống mới; mở rộng diện tích trồng ở những vùng chủ động nước tưới; tìm kiếm nhiều giải pháp chống hạn cho chè…; tiếp tục đề xuất với doanh nghiệp ổn định việc thu mua và từng bước nâng cao mức giá để bà con yên tâm sản xuất.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.