Ngoài đại diện lãnh đạo một số các sơ, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố, buổi tọa đàm còn có sự tham gia của nhiều người là các cộng tác viên tư vấn pháp luật cho DN và đại diện các DN trên địa bàn.
Tại buổi tọa đàm, các thành phần tham dự đã tập trung nghe, trao đổi, thông tin, cho ý kiến về một số vấn đề lớn cùng quan tâm trong lĩnh vực này...
Lãn đạo Sở Tư pháp chủ trì buổi tọa đàm...
Trong đó, tập trung vào các vấn đề như: Các văn bản pháp lý liên quan đến ATVSLĐ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN; kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý vệ sinh lao động và chăm sóc sức khỏe cho người lao động trên địa bàn theo Thông tư số 19 ngày 30/6/2018 của Bộ Y tế; đánh giá mạng lưới tư vấn pháp luật cho DN trên địa bàn và những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hoạt động...
Thông qua các tham luận, trao đổi, các ý kiến đã đưa ra bức tranh toàn cảnh khá chi tiết, khách quan, trung thực về công tác đảm bảo TAVSLĐ cũng như công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động trên địa bàn Hà Tĩnh hiện nay. Đặc biệt, nhiều ý kiến tham luận đã đi sâu chỉ rõ, phân tích những vấn đề còn bất cập, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn để từ đó hiến kế, hiến cách và có các kiến nghị, đề xuất để góp phần xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, an toàn trong các DN trên địa bàn, nhất là ở các công xưởng, nhà máy, khai trường, nghề nghiệp đặc thù...
4 công nhân kéo cáp công trình viễn thông bị điện giật tử vong tại chỗ ở Cẩm Xuyên là vụ tai nạn lao động nghiêm trọng nhất trên địa bàn Hà Tĩnh trong năm nay và nó đã phần nào nói lên công tác đảm bảo ATVSLĐ trên địa bàn vẫn còn nhiều hạn chế...
Ngoài ra, qua cuộc tọa đàm này cũng góp phần nâng cao vai trò quản lý nhà nước và ý thức, nhận thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động trên địa bàn.