Bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ giám định viên tư pháp

(Baohatinh.vn) - Hội nghị nhằm trang bị kiến thức cho các giám định viên tư pháp và người giám định tư pháp theo vụ việc, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giám định tư pháp trên địa bàn Hà Tĩnh.

Sáng 22/11, Sở Tư pháp Hà Tĩnh tổ chức hội nghị bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giám định tư pháp năm 2024 cho hơn 100 đại biểu là các giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc trên địa bàn tỉnh.

Bà Trần Thị Nga - Chánh Thanh tra Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) dự và truyền đạt các nội dung tại hội nghị.

bqbht_br_img-2951-2-copy.jpg
Đại biểu tham dự hội nghị.

Tại hội nghị, đại biểu đã được bà Trần Thị Nga - Chánh Thanh tra Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) giới thiệu một số nội dung của Luật Giám định tư pháp năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp năm 2024 và các văn bản pháp luật có liên quan; hướng dẫn một số kỹ năng, pháp lý cơ bản trong trưng cầu và thực hiện giám định, tiếp nhận và tổ chức thực hiện giám định tư pháp; giải đáp vướng mắc, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình thực hiện hoạt động giám định tư pháp.

bqbht_br_img-2979-copy.jpg
Bà Trần Thị Nga - Chánh Thanh tra Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) truyền đạt một số nội dung tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Ngô Xuân Ninh nhấn mạnh, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2 tổ chức giám định tư pháp công lập, 1 tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; 41 giám định viên tư pháp và 62 người giám định tư pháp theo vụ việc. Đội ngũ giám định viên tư pháp được tăng cường cả về số lượng và chất lượng; các tổ chức giám định tư pháp công lập từng bước được củng cố, kiện toàn. Hoạt động giám định tư pháp được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, đảm bảo khách quan và đúng quy định pháp luật; tạo thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thực hiện điều tra, truy tố, xét xử, góp phần quan trọng vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

bqbht_br_img-3945-copy.jpg
Phó Giám đốc Sở Tư pháp Ngô Xuân Ninh phát biểu tại hội nghị.

Tuy nhiên, người giám định tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh số lượng còn ít, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, khối lượng công việc chuyên môn nhiều, chưa được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về công tác giám định; trang thiết bị phục vụ hoạt động giám định còn thiếu nên quá trình thực hiện việc giám định còn gặp nhiều khó khăn; thời hạn giám định một số vụ việc còn kéo dài so với quy định.

Hội nghị nhằm giúp các giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc trên địa bàn tỉnh kịp thời nắm bắt những chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác giám định tư pháp; bổ sung thêm những kỹ năng, kiến thức cơ bản, nhất là các quy định của pháp luật về giám định tư pháp để phục vụ cho công tác tố tụng, giải quyết các vụ án, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng trong công tác giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh.

Chủ đề LUẬT MỚI - CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT MỚI

Đọc thêm

Pháp luật không có… “giá như”

Pháp luật không có… “giá như”

Nhận ra sai lầm cũng là lúc Đặng Xuân Hùng và các bị cáo còn lại (cùng trú huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) phải đối diện với pháp luật. Mọi sự “giá như” giờ đây đều trở nên vô nghĩa.
Hành trình trở thành điểm tựa pháp lý cho Nhân dân

Hành trình trở thành điểm tựa pháp lý cho Nhân dân

5 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Luật TNHH Hà Châu (số 02H, đường Vũ Quang, TP Hà Tĩnh) không ngừng lớn mạnh, đồng hành cùng hàng nghìn khách hàng; trở thành chỗ dựa pháp lý tin cậy cho người dân.
Buôn pháo... giá đắt!

Buôn pháo... giá đắt!

Nghe xong phần tuyên án từ TAND TP Hà Tĩnh, Nguyễn Tiến Lực (trú huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) như chết lặng. Mọi sự ăn năn giờ đây chẳng thể nào cứu nổi bị cáo khỏi chốn tù tội.
“Bảo kê” có thể bị phạt đến 20 năm tù

“Bảo kê” có thể bị phạt đến 20 năm tù

Anh Điện Văn Hưng (phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh) hỏi: Trong các hoạt động kinh doanh đường phố, thường xuất hiện khái niệm “bảo kê”. Vậy, người thực hiện hành vi “bảo kê” có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?