Nông nghiệp

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (Bài 4): Bồi đắp những giá trị mới trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (Bài 4): Bồi đắp những giá trị mới trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn

Hà Tĩnh là tỉnh đầu tiên trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng tỉnh nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Quá trình thực hiện dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng tỉnh luôn đặt quyết tâm cao và ưu tiên nguồn lực thực hiện với khát vọng không ngừng xây đắp những giá trị mới cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Những nội dung này đã được ông Nguyễn Hồng Lĩnh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu quốc gia và xây dựng đô thị văn minh tỉnh trao đổi trong cuộc trả lời phỏng vấn của Báo Hà Tĩnh.

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (Bài 4): Bồi đắp những giá trị mới trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn
Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (Bài 4): Bồi đắp những giá trị mới trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải kiểm tra tiến độ xây dựng NTM ở Hương Khê.

P.V: Thưa ông, dẫu đặt nhiều quyết tâm nhưng qua đánh giá giữa kỳ thực hiện Đề án thí điểm xây dựng Hà Tĩnh đạt chuẩn tỉnh NTM giai đoạn 2021-2025 cho thấy kết quả đạt được còn hạn chế. Ông có thể cho biết thêm về những thông tin này?

Ông Nguyễn Hồng Lĩnh: Giai đoạn 2020-2025, Hà Tĩnh được Thủ tướng Chính phủ lựa chọn thí điểm xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM. Mục tiêu này cũng đã được đưa vào Văn kiện và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025, BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án (Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 15/7/2021); HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ tạo nguồn lực xây dựng thành công tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM (Nghị quyết số 44/NQ-HĐND, Nghị quyết số 51/NQ-HĐND ngày 16/12/2021); UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện chi tiết cho 5 năm, trong đó, xác định nội dung, khối lượng công việc, giải pháp, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng sở, ngành, địa phương (Quyết định số 3004/QĐ-UBND ngày 25/8/2021, Quyết định số 1754/QĐ-UBND ngày 25/8/2022); ban hành các Bộ tiêu chí xây dựng NTM giai đoạn 2022-2025; tổ chức làm việc với các bộ, ngành Trung ương. Các sở, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao đã chủ động xây dựng kế hoạch, tham mưu UBND tỉnh các giải pháp triển khai thực hiện; nhiều địa phương ban hành nghị quyết chuyên đề, xây dựng kế hoạch và ban hành chính sách thực hiện... Với sự vào cuộc tích cực và hiệu quả, đến nay, chúng ta đã đạt được một số kết quả bước đầu; tuy nhiên, quá trình thực hiện đề án thí điểm gặp khá nhiều khó khăn, vướng mắc.

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (Bài 4): Bồi đắp những giá trị mới trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn

Hà Tĩnh cơ bản đạt tiêu chí quy hoạch trong Đề án xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM.

Theo đánh giá giữa nhiệm kỳ, trong số 10 tiêu chí tỉnh đạt chuẩn NTM, đến nay, Hà Tĩnh mới chỉ có 2/10 tiêu chí cơ bản đạt, gồm: quy hoạch và an ninh trật tự xã hội; 3/10 tiêu chí có khả năng hoàn thành, gồm: dịch vụ hành chính công; giáo dục và y tế; chỉ đạo, điều phối thực hiện chương trình xây dựng NTM; có 5 tiêu chí khó hoàn thành nếu không có sự nỗ lực và nguồn lực hỗ trợ, gồm: cơ sở hạ tầng kết nối và thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập và bền vững; văn hóa; môi trường và cảnh quan nông thôn; việc làm, thu nhập và hộ nghèo.

Rà soát cụ thể theo các nhóm mục tiêu, hiện nay còn 4 xã chưa đạt chuẩn NTM ở huyện Hương Khê, trong đó có 2 xã (Điền Mỹ và Hà Linh) khối lượng công việc phải hoàn thành còn lớn; số lượng xã phấn đấu đạt chuẩn nâng cao và kiểu mẫu còn thấp và tính bền vững chưa cao; tiến độ triển khai thực hiện một số chỉ tiêu huyện đạt chuẩn NTM ở Kỳ Anh, Hương Khê còn chậm; kết quả thực hiện một số chỉ tiêu tại các huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, kiểu mẫu còn hạn chế. Tại nhiều địa phương, kết cấu hạ tầng được đầu tư đã bị xuống cấp; việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tập trung còn nhiều khó khăn; sản phẩm đạt chuẩn OCOP có quy mô còn nhỏ, chưa có sản phẩm đạt chuẩn 5 sao.

Bên cạnh đó, bài toán về phát triển kinh tế nông thôn, nâng thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn từ 46,08 triệu đồng (cuối năm 2022) lên mức tối thiểu 60 triệu đồng (năm 2025) theo mục tiêu đề án thí điểm xây dựng tỉnh NTM đến nay chưa tìm được lời giải hiệu quả.

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (Bài 4): Bồi đắp những giá trị mới trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn

P.V: Vậy đâu là lực cản trên hành trình thực hiện mục tiêu đề ra, thưa ông?

Ông Nguyễn Hồng Lĩnh: Kết quả chưa được như mong muốn là do nhiều nguyên nhân, trong đó, điểm nghẽn lớn nhất là thiếu nguồn lực của Trung ương đầu tư cho Đề án thí điểm xây dựng tỉnh NTM. Theo đề án, tổng nhu cầu nguồn vốn thực hiện thí điểm xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM và huyện Nghi Xuân đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, điển hình về văn hóa gắn với du lịch là 47.779 tỷ đồng... Tuy nhiên, việc huy động, bố trí nguồn lực để thực hiện đề án không đáp ứng được, Trung ương không phân bổ kinh phí theo đề xuất trong đề án; ngân sách tỉnh khó khăn nên bố trí nguồn lực còn hạn chế.

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (Bài 4): Bồi đắp những giá trị mới trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh: Hệ thống chính trị, mỗi một cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân phải luôn xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, từ đó đồng sức, đồng lòng, nỗ lực, quyết tâm cao, thay đổi tư duy, cách làm về xây dựng NTM trong giai đoạn mới.

Cụ thể, đối với ngân sách Trung ương, tổng nhu cầu đề xuất hỗ trợ cho thực hiện đề án là 4.820 tỷ đồng, tuy nhiên, giai đoạn 2021-2025, Hà Tĩnh chỉ được phân bổ 1.178 tỷ đồng vốn chung của chương trình xây dựng NTM như các tỉnh khác, có nghĩa là Trung ương không bố trí nguồn lực cho Đề án thí điểm xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM. Đối với ngân sách tỉnh, tổng nhu cầu theo đề án là 3.752 tỷ đồng, giai đoạn 2021-2025 tỉnh chỉ có nguồn để bố trí được gần 1.220 tỷ đồng, chỉ đạt 32,5%. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng lớn của dịch COVID-19 và cuộc xung đột Nga - Ucraina thì những năm qua tăng trưởng kinh tế nói chung và hoạt động SXKD gặp nhiều khó khăn, việc huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp, người dân và các nguồn lực xã hội hóa khác để đầu tư cho chương trình NTM hết sức khó khăn.

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (Bài 4): Bồi đắp những giá trị mới trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn

Nguồn vốn thực hiện Đề án thí điểm xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM và huyện Nghi Xuân đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, điển hình về văn hóa gắn với du lịch chưa đáp ứng yêu cầu. Ảnh Đậu Hà.

Cùng với nguồn vốn bố trí của các cấp ngân sách cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 còn hạn hẹp thì sự tham gia hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương trong quá trình thực hiện đề án chưa đáng kể. Trong khi đó, các bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2022-2025 mới ban hành có những yêu cầu cao hơn giai đoạn trước khiến các xã đã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; huyện đã đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM trước đó phải tiếp tục đầu tư thêm công sức, nguồn lực để nâng cấp, cập nhật thì mới đảm bảo đạt chuẩn theo yêu cầu của giai đoạn mới.

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (Bài 4): Bồi đắp những giá trị mới trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn

Hà Tĩnh cơ bản đạt các tiêu chí an ninh trật tự và không ngừng hoàn thiện, nâng cao hơn các nội dung về tiêu chí văn hóa, tạo môi trường phát triển bền vững, hài hòa cho các vùng nông thôn.

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, vẫn còn nhiều nguyên nhân chủ quan như: công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở một số sở, ngành, địa phương có những thời điểm thiếu quyết liệt, chậm đổi mới; một số nơi có biểu hiện chùng xuống. Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu ở một số địa phương, đơn vị chưa cao; công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân về thực hiện đề án chưa thực sự hiệu quả nên một bộ phận người dân chưa đặt quyết tâm cao trong ý chí và hành động.

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (Bài 4): Bồi đắp những giá trị mới trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn

P.V: Những khó khăn và thách thức đang đặt ra liệu có cản trở hành trình đi tới mục tiêu đạt chuẩn tỉnh NTM trong năm 2025, thưa ông?

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (Bài 4): Bồi đắp những giá trị mới trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn

Ông Nguyễn Hồng Lĩnh: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra mục tiêu: Đến năm 2025 tỉnh đạt chuẩn NTM, thu nhập bình quân đầu người cao hơn bình quân các tỉnh Bắc Trung Bộ, phấn đấu năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước. Mặc dù quá trình thực hiện Đề án thí điểm xây dựng tỉnh NTM còn nhiều khó khăn, tuy nhiên, tỉnh luôn quán triệt quan điểm xuyên suốt: xây dựng NTM, đô thị văn minh là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của cả hệ thống chính trị, cần có sự vào cuộc chủ động, tích cực của người dân và huy động được các nguồn lực của xã hội. Theo lộ trình đã được xác định:

- Trong năm 2023, phấn đấu 4 xã còn lại của huyện Hương Khê đạt chuẩn NTM, nâng tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 100%; tất cả các xã tập trung củng cố, cập nhật theo yêu cầu Bộ tiêu chí giai đoạn 2022-2025; tập trung cao xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu để đảm bảo tính liên tục, bền vững và có chiều sâu; các huyện Kỳ Anh, Lộc Hà phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM, thị xã Kỳ Anh phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

- Trong năm 2024, Hương Khê phấn đấu đạt chuẩn NTM, thị xã Hồng Lĩnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, các huyện: Nghi Xuân, Thạch Hà, Can Lộc đạt chuẩn NTM nâng cao; tất cả các huyện, thành phố, thị xã tập trung củng cố, cập nhật theo yêu cầu Bộ tiêu chí giai đoạn 2022-2025; có 100% phường, thị trấn thuộc huyện, thành phố, thị xã đạt chuẩn đô thị văn minh. Phấn đấu đến năm 2024, được Thủ tướng Chính phủ công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM làm tiền đề tổng kết đánh giá các chỉ tiêu, tiêu chí Đề án thí điểm xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM vào năm 2025.

- Năm 2025, tiếp tục tập trung chỉ đạo, hoàn thiện các tiêu chí tỉnh đạt chuẩn NTM theo đề án thí điểm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (Bài 4): Bồi đắp những giá trị mới trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn

Lãnh đạo Văn phòng Điều phối NTM tỉnh thường xuyên đôn đốc đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM tại các địa phương.

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (Bài 4): Bồi đắp những giá trị mới trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn

Hà Tĩnh phấn đấu đến năm 2024 có 100% phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh.

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (Bài 4): Bồi đắp những giá trị mới trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn

Điều thuận lợi là chúng ta đã có những kết quả khá vững chắc trong hành trình bứt phá từ một tỉnh nghèo trở thành điểm sáng của toàn quốc trong chương trình xây dựng NTM. Phát huy kết quả đạt được, trong hơn 2 năm đầu nhiệm kỳ 2020-2025, thực hiện Đề án thí điểm xây dựng tỉnh NTM dù gặp nhiều khó khăn nhưng xây dựng NTM tiếp tục là phong trào sôi nổi trên toàn tỉnh, trở thành nhu cầu, mong muốn của cộng đồng dân cư. Các tiêu chí cấp tỉnh, huyện và xã được tập trung củng cố, nâng cao; kinh tế nông thôn có sự chuyển biến tích cực; công tác bảo vệ môi trường được tăng cường; cơ sở vật chất giáo dục, y tế, công trình nước sạch tập trung... được quan tâm đầu tư, nâng cấp; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.

Khối lượng công việc hiện còn rất lớn, tuy vậy, nếu có được sự quan tâm, ưu tiên, bố trí kinh phí bổ sung của Trung ương đối với đề án, Hà Tĩnh sẽ phát huy những kết quả đạt được, đề ra giải pháp phù hợp để từng bước đi tới mục tiêu đến năm 2025 được công nhận đạt chuẩn tỉnh NTM. Điều quan trọng là cả hệ thống chính trị, mỗi một cán bộ, đảng viên và toàn thể Nhân dân phải luôn xác định được mục tiêu, nhiệm vụ, từ đó đồng sức, đồng lòng, nỗ lực, quyết tâm cao, thay đổi tư duy, cách làm về xây dựng NTM trong giai đoạn mới; lấy mục tiêu xây dựng NTM ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả và bền vững làm yếu tố cốt lõi trong suốt quá trình thực hiện.

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (Bài 4): Bồi đắp những giá trị mới trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn

Dù gặp nhiều khó khăn nhưng xây dựng NTM tiếp tục là phong trào sôi nổi, trở thành nhu cầu, mong muốn của cộng đồng dân cư.

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (Bài 4): Bồi đắp những giá trị mới trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn

P.V: Ông có thể chia sẻ một số giải pháp trọng tâm để Hà Tĩnh vượt qua khó khăn và hoàn thành các tiêu chí tỉnh NTM như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra?

Ông Nguyễn Hồng Lĩnh: Để từng bước giải bài toán khó về nguồn lực, trước hết cần xây dựng giải pháp cân đối, huy động và sử dụng các nguồn lực của Trung ương, địa phương một cách hợp lý, hiệu quả; đồng thời tiếp tục đề xuất Trung ương hỗ trợ nguồn lực thực hiện đề án và tranh thủ sự hỗ trợ của các bộ, ngành; lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh các hình thức xã hội hóa.

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (Bài 4): Bồi đắp những giá trị mới trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn

Bám sát lộ trình, mục tiêu chúng ta xác định nhiệm vụ trọng tâm và đề ra các giải pháp tổ chức thực hiện hiệu quả. Theo đó, cùng với tập trung tạo sự chuyển biến theo các nhóm xã, huyện, thì cần đặt quyết tâm cao và có cách làm hiệu quả để hoàn thiện các tiêu chí cấp tỉnh. Trong đó, ưu tiên cao thực hiện các tiêu chí thiết thực với cuộc sống của người dân; đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh tế, nâng cao thu nhập. Quan tâm các tiêu chí về văn hóa, môi trường, nước sạch nông thôn, an ninh và hệ thống chính trị. Các sở, ngành theo tiêu chí phụ trách, chủ động soát xét và tham mưu đề xuất các giải pháp cho Ban Chỉ đạo tỉnh và UBND tỉnh; tiếp tục kết nối với các bộ, ngành Trung ương để hỗ trợ nguồn lực, triển khai các mô hình thí điểm; tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra địa phương, cơ sở.

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (Bài 4): Bồi đắp những giá trị mới trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn

Bên cạnh đầu tư phát triển hạ tầng, nâng cao thu nhập cho người dân, Hà Tĩnh luôn hướng đến mục tiêu xây dựng môi trường sống trong lành, xanh - sạch - đẹp tại các vùng quê NTM.

Các huyện, thành phố, thị xã và các xã tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình, phấn đấu đến năm 2024 có 13/13 huyện, thành phố, thị xã đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; đến năm 2025 các huyện Thạch Hà, Đức Thọ, Can Lộc đạt chuẩn NTM nâng cao; Nghi Xuân thực hiện có hiệu quả Đề án huyện đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, điển hình về văn hóa gắn với phát triển du lịch; hoàn thành mục tiêu 100% số xã đạt chuẩn; tối thiểu có 50% số xã đạt chuẩn nâng cao, 10% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu theo đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Cùng với đó, tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng NTM, khuyến khích phát triển nông thôn. Nâng cao hiệu quả, đa dạng hóa vận động xúc tiến đầu tư của doanh nghiệp, có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các tập đoàn kinh tế lớn, nhà đầu tư có trình độ khoa học - công nghệ cao. Chủ động và kêu gọi sự ủng hộ, đóng góp của con em Hà Tĩnh đang làm việc ở trong và ngoài nước; phát huy tốt công tác đỡ đầu, tài trợ; quan tâm phát triển các vùng kinh tế động lực tạo nguồn thu cho ngân sách đầu tư cho nông nghiệp - nông thôn, ưu tiên nguồn thu từ công nghiệp hỗ trợ, kích hoạt phát triển nông nghiệp, nông thôn, làm cho nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh.

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (Bài 4): Bồi đắp những giá trị mới trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn

Đoàn công tác tỉnh Bình Định ấn tượng trước các mô hình nông thôn mới tại Hà Tĩnh.

Tiếp tục tham mưu cho BTV Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng NTM; các đoàn công tác của BTV Tỉnh ủy phát huy cao trách nhiệm để chỉ đạo toàn diện các nội dung đối với cấp ủy các cấp ở các địa phương, trong đó, tập trung cao cho xây dựng NTM, đô thị văn minh; MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan báo chí - truyền thông xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động thành viên, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân đẩy mạnh phong trào thi đua “Cả tỉnh chung sức xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025”.

Trong quá trình triển khai đề án, cần tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ khó khăn cho cơ sở; định kỳ đánh giá, chấn chỉnh kịp thời những yếu kém, tồn tại; tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình hiệu quả, nhất là mô hình tự quản trong các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước ở cơ sở.

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (Bài 4): Bồi đắp những giá trị mới trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn

Bên cạnh những thuận lợi, thì nhiệm vụ phía trước đang có nhiều khó khăn và thách thức, vì vậy, cả hệ thống chính trị cần phải thống nhất cao về nhận thức và hành động; tiếp tục vào cuộc một cách tích cực, đồng bộ; lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt với quyết tâm chính trị cao; tổ chức thực hiện toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo thực chất, hiệu quả; lấy lợi ích của người dân làm mục tiêu, động lực. Huy động các thành phần kinh tế, phát huy vai trò chủ thể, sáng tạo của người dân; tiếp tục gắn kết chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất giữa nhiệm vụ xây dựng tỉnh NTM với nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN theo định hướng các nhiệm vụ trọng tâm, chương trình trọng điểm, các đột phá chiến lược đã được đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra.

- PV: Xin cảm ơn đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh!

THIẾT KẾ & KỸ THUẬT: Thành Nam - NGọc Nghi

>> Bài 1: Tăng tốc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM vào năm 2024

>> Bài 2: Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập

>> Bài 3: Kiên trì mục tiêu nông thôn hiện đại, bình yên, giàu bản sắc

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Thời điểm này, người trồng mai tại Hà Tĩnh đang tất bật chăm sóc, kích nụ để phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.
Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn quất duy nhất ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) của gia đình anh Nguyễn Song Thao cho quả đẹp mắt, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá dịp tết Nguyên đán.