Xây dựng quy định về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng

Theo quyết định, Ban Soạn thảo gồm 17 ông, bà do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định là Trưởng ban, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga là Phó ban.

Xây dựng quy định về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. (Ảnh: TTXVN)

Thay mặt Đảng Đoàn Quốc hội, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Quyết định số 556-QĐ/ĐĐQH15 Thành lập Ban soạn thảo xây dựng dự thảo “Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống “lợi ích nhóm,” tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.”

Theo Quyết định, Ban soạn thảo gồm 17 ông, bà do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định là Trưởng Ban; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga là Phó Trưởng Ban Thường trực; các Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long và Phó Trưởng Ban thường trực Ban Nội chính Trung ương Võ Văn Dũng là Phó Trưởng Ban.

Ban soạn thảo có nhiệm vụ triển khai xây dựng dự thảo “Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống “lợi ích nhóm,” tham nhũng , tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật” theo Kế hoạch số 555-KH/ĐĐQH15 ngày 03/3/2022 của Đảng đoàn Quốc hội.

Việc ban hành Kế hoạch số 555-KH/ĐĐQH15 nhằm bảo đảm triển khai thực hiện có chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ các nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch số 13-KH/BCĐTW và Chương trình công tác số 14-Ctr/BCĐTW của Ban Chỉ đạo nhằm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo yêu cầu của Kế hoạch số 03-KH/TW ngày 01/12/2021 của Bộ Chính trị thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa."

Việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công phải góp phần đánh giá đúng thực trạng cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; cơ chế giám sát về phòng, chống tiêu cực; việc kiểm soát quyền lực, phòng, chống “lợi ích nhóm,” tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật. Qua đó kiến nghị, đề xuất khắc phục những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, bảo đảm thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch của Đảng đoàn Quốc hội phải được tiến hành nghiêm túc, thiết thực. Nội dung Kế hoạch bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, bám sát nội dung và yêu cầu công việc được giao, có sự kết hợp chặt chẽ với Kế hoạch số 527-KH/ĐĐQH15 ngày 9/02/2022 của Đảng đoàn Quốc hội về “Triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa;” phải phân công trách nhiệm và xác định rõ lộ trình, thời gian thực hiện; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

Theo Kế hoạch số 555-KH/ĐĐQH15, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo được phân công chủ trì, phối hợp với các Thành viên Ban Chỉ đạo, các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện 4 nhiệm vụ.

Cụ thể, chỉ đạo rà soát để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tiêu cực phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, bảo đảm thống nhất, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả; chỉ đạo tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực , phòng, chống “lợi ích nhóm,” tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; chỉ đạo hoàn thiện cơ chế giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp để phòng, chống tiêu cực; chỉ đạo rà soát, khắc phục những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến đấu thầu, đấu giá, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công, tài chính, chứng khoán, …; sửa đổi, bổ sung Luật Thanh tra, Luật Đất đai, Luật Thực hành dân chủ ở xã, phường, thị trấn và các dự án luật liên quan trực tiếp đến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Tại Quyết định số 556-QĐ/ĐĐQH15 đã nêu rõ, Ban soạn thảo chịu trách nhiệm trước Đảng đoàn Quốc hội; làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể thảo luận, Trưởng Ban soạn thảo kết luận và chỉ đạo thực hiện.

Trưởng Ban soạn thảo thành lập Tổ biên tập để giúp Ban soạn thảo thực hiện nhiệm vụ. Các Phó Trưởng Ban soạn thảo giúp Trưởng Ban tổ chức công việc của Ban soạn thảo, điều hành hoạt động của Tổ biên tập. Thành viên Ban soạn thảo thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Ban soạn thảo và chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Trưởng Ban soạn thảo; được sử dụng bộ máy và cán bộ thuộc các cơ quan, đơn vị mình phụ trách để thực hiện nhiệm vụ.

Ban soạn thảo được sử dụng con dấu của Đảng đoàn Quốc hội và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Thường trực Ủy ban Tư pháp là cơ quan thường trực của Ban soạn thảo, có trách nhiệm tham mưu, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Ban soạn thảo.

Văn phòng Quốc hội bảo đảm kinh phí và các điều kiện cần thiết khác phục vụ hoạt động của Ban soạn thảo, Tổ biên tập./.

Theo TTXVN/Vietnam+

Đọc thêm

Tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra

Tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong yêu cầu Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra cần tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra, đồng thời nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ trong hoạt động thanh tra.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh họp triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh họp triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Chiều 9/7, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng; Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải chủ trì hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm và cho ý kiến một số nội dung thuộc thẩm quyền.
Tập trung GPMB dự án đường sắt tốc độ cao qua Hà Tĩnh

Tập trung GPMB dự án đường sắt tốc độ cao qua Hà Tĩnh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Báu Hà yêu cầu các sở, ngành tích cực phối hợp với các xã, phường có tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đi qua tập trung thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư để sớm bàn giao mặt bằng triển khai dự án.
Cao điểm 90 ngày đêm làm sạch dữ liệu hôn nhân

Cao điểm 90 ngày đêm làm sạch dữ liệu hôn nhân

Cơ quan chuyên môn và các địa phương ở Hà Tĩnh đã mở đợt cao điểm 90 ngày đêm làm sạch dữ liệu hôn nhân và cắt giảm thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân, tạo thuận lợi cho người dân.
[Motion Graphics] Những việc cán bộ, công chức không được làm

[Motion Graphics] Những việc cán bộ, công chức không được làm

Luật Cán bộ, công chức năm 2025 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 quy định 6 nhóm việc cán bộ, công chức không được làm, trong đó có phát tán thông tin sai sự thật, lợi dụng mạng xã hội gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ quan, địa phương.
Nhiều sở, ngành Hà Tĩnh có trụ sở mới

Nhiều sở, ngành Hà Tĩnh có trụ sở mới

Nhiều sở, ngành Hà Tĩnh đã được bố trí trụ sở làm việc mới, đảm bảo đồng bộ, khang trang, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sau khi mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đi vào vận hành.