Xuất cấp hơn 42.000 tấn gạo dự trữ quốc gia hỗ người dân gặp khó khăn

Tổng cục Dự trữ Nhà nước cho biết, toàn bộ số gạo trên đã được các sở, ban, ngành địa phương kịp thời đưa tới tận tay hàng chục nghìn người dân ở nhiều khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19.

Xuất cấp hơn 42.000 tấn gạo dự trữ quốc gia hỗ người dân gặp khó khăn

Đại diện Ủy ban Nhân dânhuyện Tân Hiệp, chính quyền địa phương cấp phát gạo cho người dân Tổ 15, ấp Đông Thọ, xã Thạnh Trị, huyện Tân Hiệp. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Tổng cục Dự trữ Nhà nước cho biết, đến nay các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực đã xuất cấp, bàn giao hơn 42.443 tấn gạo dự trữ quốc gia để hỗ trợ người dân gặp khó khăn bởi dịch COVID-19 ở 24 tỉnh, thành phố tại miền Trung, Tây Nguyên và phía Nam.

Theo Tổng cục Dự trữ Nhà nước, các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực đã kiểm tra chất lượng gạo, niêm phong mẫu rồi mới tiến hành xuất gạo cho các nhà thầu vận tải theo “luồng xanh” để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.

Hiện tại một số Cục Dự trữ Nhà nước đã hoàn thành trước hạn 100% nhiệm vụ được giao. Các đơn vị thực hiện giao nhận gạo đúng thời gian, địa điểm quy định, chất lượng gạo cũng luôn được quan tâm làm tốt, từ bảo quản hàng dự trữ quốc gia, đến khâu xuất cấp gạo .

Tổng cục Dự trữ Nhà nước cho biết, toàn bộ số gạo trên đã được các sở, ban, ngành địa phương kịp thời đưa tới tận tay hàng chục nghìn người dân ở nhiều khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, đặc biệt là người dân ở các khu vực phải thực hiện phong tỏa, cách ly y tế, bị ngừng việc, mất việc.

Cụ thể, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghệ Tĩnh đã hoàn thành kế hoạch xuất cấp hơn 341 tấn gạo dự trữ quốc gia.

Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Tây Nguyên cũng đã hoàn thành kế hoạch xuất cấp hơn 1.111 tấn gạo cho trên 73.000 người dân ở 11 huyện của tỉnh Đắk Lắk và 8 huyện, thành phố thuộc tỉnh Đắk Nông bị ảnh hưởng dịch COVID-19 .

Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đà Nẵng đã hoàn thành kế hoạch xuất cấp trên 1.630 tấn gạo để cung cấp cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn trong vùng dịch với tổng số lượng hơn 108.000 nhân khẩu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Trung Bộ cũng hoàn thành kế hoạch xuất cấp trên 2.000 tấn gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ người dân ở tỉnh Khánh Hòa; hoàn thành kế hoạch xuất cấp 577,2 tấn gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ người dân tỉnh Ninh Thuận; đồng thời đã xuất cấp trên 6.851 tấn gạo dự trữ quốc gia cho các tỉnh Phú Yên, Bình Thuận, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu.

Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ đã xuất cấp gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ người dân ở tỉnh Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu và tỉnh Bình Dương.

Xuất cấp hơn 42.000 tấn gạo dự trữ quốc gia hỗ người dân gặp khó khăn

Cán bộ khu vực 2, phường An Phú, quận Ninh Kiều tập kết gạo tại nhà văn hóa để cấp cho người dân. (Ảnh: Thu Hiền/TTXVN)

Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Thành phố Hồ Chí Minh đã xuất cấp trên 9.200 tấn gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ người dân tỉnh Long An và Thành phố Hồ Chí Minh.

Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Cửu Long đã xuất cấp trên 6.894 tấn gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ người dân các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang.

Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Nam Bộ đã xuất cấp trên 3.507 tấn gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ người dân 3 tỉnh Kiên Giang, Cần Thơ và Cà Mau.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước Phạm Vũ Anh cho biết, việc xuất cấp hàng dự trữ quốc gia hỗ trợ cho mỗi mục tiêu, tại mỗi thời điểm mang ý nghĩa khác nhau, nhưng đối với xuất cấp hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy, Tổng cục Dự trữ Nhà nước luôn xác định việc xuất cấp kịp thời hàng hóa, vật tư dự trữ quốc gia phòng, chống dịch bệnh là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của ngành, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến kéo dài, phức tạp, nhiều địa phương đã triển khai giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg; trong đó có các tỉnh, thành phố phía Nam./.

Theo Thùy Dương (TTXVN/Vietnam+)

Đọc thêm

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.