Xứng đáng là những người chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa

(Baohatinh.vn) - Ngày 21/6/1925, tờ Báo Thanh niên do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập chính thức ra đời, đánh dấu chặng đường hình thành và phát triển của nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Từ đó đến nay, 91 năm đã trôi qua, báo chí cách mạng đã có những bước trưởng thành và lớn mạnh, đóng góp to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc, xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN, đổi mới đất nước.

xung dang la nhung nguoi chien si xung kich tren mat tran tu tuong van hoa

Hồ Chủ tịch tại Đại hội III Hội Nhà báo Việt Nam (9/1962) (ảnh: T.L)

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đồng thời là nhà báo vĩ đại: “Nhà báo cũng là chiến sĩ, cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”, hơn 9 thập kỷ qua, các thế hệ nhà báo Việt Nam đã không ngừng nỗ lực, trau dồi bản lĩnh, rèn luyện trí sáng, nuôi dưỡng lòng trong, mài giũa bút sắc để có thể bắt kịp và hòa vào dòng chảy thời đại, phản ánh kịp thời, trung thực cuộc sống, chiến đấu, lao động, học tập và hội nhập quốc tế của các tầng lớp nhân dân trên mọi miền đất nước, biểu dương, cổ vũ cái mới, cái tốt, đấu tranh phê phán cái ác, cái xấu nhằm làm lành mạnh hóa xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Trong 2 cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, nhiều nhà báo - chiến sĩ đã lên đường, có mặt nơi tuyến lửa, đưa tin, bài phản ánh về cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta. Nhiều nhà báo đã gác lại tình cảm gia đình vì nhiệm vụ lớn lao của dân tộc và đã anh dũng hy sinh như: Bùi Kim Xuyến, Trần Đăng, Dương Thị Xuân Quý, Phạm Hồ, Bùi Đình Túy...

Trong thời kỳ hòa bình, nhiều nhà báo đã không quản ngại khó khăn lên rừng xuống biển, ra đảo, đến công trường, xưởng máy, những nơi nóng bỏng, nguy hiểm nhất để phản ánh những vấn đề người dân quan tâm, kịp thời có những thông tin trung thực nhằm giúp Đảng, Nhà nước và đoàn thể xã hội có những chính sách đúng đắn về KT-XH, giữ vững an ninh quốc phòng, phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Nhiều nhà báo đã mạnh mẽ lên tiếng đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, bảo vệ Đảng, bảo vệ đất nước. Nhiều nhà báo vì đấu tranh chống tiêu cực không khoan nhượng, quyết đi đến tận cùng sự thật đã phải đối mặt với hiểm nguy, căng thẳng, mệt mỏi. Họ xứng đáng là các nhà báo - chiến sĩ trong cả thời chiến lẫn thời bình.

Hiện nay, cả nước có gần 860 cơ quan báo chí gồm báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình, hãng thông tấn với 18.000 nhà báo được cấp thẻ và 5.000 phóng viên đang làm việc tại các cơ quan báo chí chưa đủ điều kiện cấp thẻ. Sự phát triển mạnh mẽ của các tờ báo cùng các trang mạng xã hội đã đáp ứng nhu cầu thông tin phong phú hiện nay của người dân.

Tuy vậy, cũng chưa bao giờ tình trạng nhiễu loạn thông tin diễn ra hàng ngày như bây giờ. Đất nước hội nhập quốc tế sâu và rộng, những mặt trái của kinh tế thị trường tác động vào tư tưởng và đời sống văn hóa của người dân, nhất là thế hệ trẻ. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng gặp không ít khó khăn, thách thức. Kẻ thù luôn tìm cách phá hoại sự hòa bình và ổn định của chúng ta, kẻ xấu dùng mạng xã hội để làm băng hoại đạo đức, phai nhạt bản sắc văn hóa của dân tộc. Hơn bao giờ hết, các nhà báo cách mạng càng phải tỏ rõ vai trò chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, dùng cây bút và trang giấy làm vũ khí sắc bén để định hướng dư luận, đấu tranh với các thế lực thù địch, đấu tranh với cái xấu, cái ác, bảo vệ và tôn vinh truyền thống văn hóa của dân tộc, bảo vệ lẽ phải và công bằng xã hội, bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ Đảng, chính quyền, góp phần đưa công cuộc đổi mới đất nước đạt nhiều thành tựu rực rỡ.

Kỷ niệm 91 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam là dịp để các cơ quan báo chí và mỗi nhà báo nhận thức sâu sắc hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình, làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách của lãnh tụ - nhà báo Hồ Chí Minh, nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa, góp sức mình xây dựng một đất nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh như mong ước sinh thời của Bác Hồ kính yêu.

Đọc thêm

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Kế thừa quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và thực tiễn đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng có nhiều phát biểu chỉ đạo, thể hiện sự trăn trở, quyết tâm chính trị của người đứng đầu đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Không chỉ linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện các công trình, phần việc, thanh niên Hà Tĩnh còn tích cực tích lũy kiến thức nhằm hướng tới mục tiêu trở thành những hướng dẫn viên, “đại sứ” du lịch.
Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vĩ tuyến 17 - nơi ghi dấu nỗi đau chia cắt Nam-Bắc gần 21 năm cũng là nơi tỏa sáng niềm tin bất diệt vào hòa bình, thống nhất của lịch sử đấu tranh bất khuất trước thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam. Vì sao vĩ tuyến 17 lại được lựa chọn để gánh vác một phần lịch sử bi hùng của đất nước? Lật lại những trang lịch sử Ngoại giao Việt Nam, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn sự lựa chọn này của lịch sử 70 năm về trước.
Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Người sống có liêm sỉ, danh dự là người trung hiếu, tiết nghĩa. Đó là nền tảng đạo đức của con người chân chính. Đối với người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, liêm sỉ, danh dự lại càng phải luôn luôn được coi trọng.
Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Cách đây 70 năm, trải qua tám phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp cùng hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương và đa phương, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Ðông Dương được ký kết, với ba Hiệp định đình chỉ chiến sự riêng rẽ ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngày 21/7/1954, các bên tham gia đã đồng thuận đưa ra Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị Geneva. Ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị là những văn kiện pháp lý quốc tế đa phương đầu tiên của nước ta.
Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lại lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đồng chí đã vào cõi vĩnh hằng, mỗi cán bộ đảng viên hãy biến nhận thức thành hành động cách mạng thiết thực, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn, ảnh hưởng càng rộng thì việc giữ gìn danh dự, uy tín cho mình, cho Đảng càng có ý nghĩa quan trọng.
Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Trưởng ban Lễ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.
Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần về thăm và làm việc tại Hà Tĩnh. Khi còn là lãnh đạo ở huyện Can Lộc, rồi ngành VH-TT&DL tỉnh, tôi được phép nhiều lần tham gia đón tiếp, gần gũi Tổng Bí thư. Mỗi lần gặp như thế đều để lại trong tôi những kỷ niệm đẹp...