Đã có 267.200 liều vắc - xin phòng dại được nhập khẩu về Việt Nam

Khả năng cung ứng vắc xin phòng dại trong năm 2018 cho thị trường Việt Nam là 2.156.740 liều, cao gấp 147% so với tổng số lượng vắc xin phòng dại đã nhập trong năm 2017 và cao gấp 166% so với số lượng vắc xin phòng dại sử dụng trung bình mỗi năm.

Cục Quản lý Dược vừa có công văn cho biết, trong tháng 5/2018 đã có 267.200 liều vắc xin phòng dại được nhập khẩu về Việt Nam (cao hơn gấp đôi số lượng nhập khẩu trung bình trong một tháng năm 2017) và dự kiến sẽ có 231.900 liều sẽ được nhập khẩu trong tháng 6 này.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, lượng vắc xin nhập khẩu về là đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêm chủng của nhân dân. Các công ty nhập khẩu vắc xin cũng cam kết nhập khẩu đúng kế hoạch, tiến độ. Khả năng cung ứng vắc xin phòng dại trong năm 2018 cho thị trường Việt Nam là 2.156.740 liều, cao gấp 147% so với tổng số lượng vắc xin phòng dại đã nhập trong năm 2017 và cao gấp 166% so với số lượng vắc xin phòng dại sử dụng trung bình mỗi năm.

Tuy nhiên, do vắc xin phòng dại là loại vắc xin chống dịch bị động, không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Do đó, để đảm bảo chủ động trong việc cung ứng đủ vắc xin phòng dại cho nhu cầu tiêm chủng của nhân dân, lãnh đạo Bộ Y tế chỉ đạo:

Các Sở Y tế giao công tác điều phối vắc xin phòng bệnh dại cho Trung tâm Kiểm soát bệnh truyền nhiễm hoặc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, thành phố, cần tham mưu UBND dành kinh phí cho dự trữ.

Đã có 267.200 liều vắc - xin phòng dại được nhập khẩu về Việt Nam

Tiêm vắc xin phòng dại

Hợp đồng giữa các cơ sở cung ứng với các đơn vị tiêm chủng cần thể hiện dưới dạng hợp đồng chi tiết, có số lượng, giá từng loại vắc xin và thời gian giao hàng, đồng thời nêu rõ trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Các đơn vị tiêm chủng phải có dự trữ số lượng vắc xin tại kho để đủ đáp ứng nhu cầu tiêm chủng trong ít nhất 1 tháng để đảm bảo không bị gián đoạn khi một loại vắc xin nào đó có vấn đề về nguồn cung.

Các Sở Y tế có sự phối hợp lẫn nhau trong việc chia sẻ bệnh nhân, lượng vắc xin sẵn có trong những trường hợp cần thiết, nhất là tại nơi có thiếu cục bộ.

Hợp đồng cung ứng vắc xin dại nên ký với các loại vắc xin của các nhà phân phối khác nhau, không nên chỉ sử dụng một loại vắc xin của một nhà cung ứng ngay cả khi nguồn cung ứng vắc xin đảm bảo để tránh bị phụ thuộc quá lớn vào một nguồn cung nào đó. Trong trường hợp đơn vị tiêm chủng nào có vướng mắc trong khâu đấu thầu, đề nghị báo cáo ngay lãnh đạo Sở Y tế, UBND tỉnh để có thể tiến hành chỉ định thầu vắc xin. Trường hợp cần thiết, đề nghị có văn bản gửi về Cục quản lý Dược, Vụ Kế hoạch- Tài chính để được hướng dẫn.

Các nhà sản xuất, nhập khẩu, cung ứng vắc xin có trách nhiệm phải báo cáo kịp thời về Cục quản lý Dược theo luật các trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ cung ứng vắc xin phòng dại tại Việt Nam như chậm, thiếu, hoặc ngừng cung cấp vắc xin…

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

5 người bị ngộ độc do ăn nấm

5 người bị ngộ độc do ăn nấm

Sau khi ăn món nấm xào, 5 người dân trú tại thôn 10 xã Hà Linh (Hương Khê - Hà Tĩnh) có triệu chứng bị ngộ độc thực phẩm.
Chuyển giao phương pháp chữa trị rối loạn phổ tự kỷ trẻ em

Chuyển giao phương pháp chữa trị rối loạn phổ tự kỷ trẻ em

Từ 26-30/8, Bệnh viện Sức khỏe tâm thần Hà Tĩnh phối hợp với Viện Sức khoẻ tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai tổ chức cập nhật kiến thức về rối loại phổ tự kỷ trẻ em cho các bác sĩ, điều dưỡng, cán bộ tâm lý tại các bệnh viện ở Hà Tĩnh.