Ngày 20/11: Có 9.531 ca mắc COVID-19 tại 60 tỉnh, thành; số khỏi bệnh gần gấp đôi

Bản tin dịch COVID-19 ngày 20/11 của Bộ Y tế cho biết có 9.531 ca mắc COVID-19 tại 60 tỉnh, thành phố, TP HCM nhiều nhất với hơn 1.000 ca; Trong ngày có 16.733 ca khỏi, 107 trường hợp tử vong.

Thông tin về các ca mắc mới COVID-19

Tính từ 16h ngày 19/11 đến 16h ngày 20/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 9.531 ca nhiễm mới, trong đó 13 ca nhập cảnh và 9.518 ca ghi nhận trong nước (giảm 99 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 4.776 ca trong cộng đồng).

- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP HCM (1.046), Bình Dương (669), Đồng Nai (621), Đồng Tháp (515), Tây Ninh (495), Bình Thuận (407), Sóc Trăng (391), Bà Rịa - Vũng Tàu (370), Bạc Liêu (345), Cà Mau (342), An Giang (329), Vĩnh Long (297), Trà Vinh (281), Bình Phước (256), Kiên Giang (246), Tiền Giang (243), Hà Nội (234), Đắk Lắk (205), Cần Thơ (201), Hậu Giang (188), Khánh Hòa (158), Bến Tre (131), Long An (112), Lâm Đồng (106), Gia Lai (103), Bắc Ninh (98), Thừa Thiên Huế (96), Đắk Nông (86), Hà Giang (84), Nam Định (68), Nghệ An (66), Bình Định (61), Thanh Hóa (58), Vĩnh Phúc (53), Thái Bình (51), Ninh Thuận (51), Bắc Giang (44), Đà Nẵng (44), Quảng Ngãi (42), Quảng Nam (40), Quảng Trị (35), Phú Thọ (33), Tuyên Quang (28), Quảng Bình (25), Hà Nam (23), Điện Biên (23), Phú Yên (20), Hải Phòng (14), Quảng Ninh (13), Hà Tĩnh (12), Hải Dương (11), Sơn La (11), Cao Bằng (10), Lạng Sơn (7), Lào Cai (6), Hưng Yên (4), Thái Nguyên (4), Hòa Bình (3), Ninh Bình (2), Yên Bái (1).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (-293), Tiền Giang (-139), Tây Ninh (-104).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Trà Vinh (+87), Bình Phước (+73), Cà Mau (+72).

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 9.370 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.084.625 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 11.006 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.079.529 ca, trong đó có 897.520 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Yên Bái, Bắc Kạn.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (455.107), Bình Dương (247.337), Đồng Nai (81.688), Long An (37.231), Tiền Giang (23.724).

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 16.773

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 900.337

2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.630 ca, trong đó:

- Thở oxy qua mặt nạ: 3.086

- Thở oxy dòng cao HFNC: 960

- Thở máy không xâm lấn: 124

- Thở máy xâm lấn: 451

- ECMO: 9

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Từ 17h30 ngày 19/11 đến 17h30 ngày 20/11 ghi nhận 107 ca tử vong tại TP HCM (42), An Giang (14), Đồng Nai (7), Kiên Giang (5), Bình Thuận (4), Long An (4), Tiền Giang (4), Cần Thơ (4), Thanh Hóa (3), Tây Ninh (3), Đồng Tháp (3), Bạc Liêu (3), Vĩnh Long (3), Cà Mau (2), Ninh Thuận (2), Sóc Trăng (2), Hà Nội (1), Trà Vinh (1).

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 95 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 23.685 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca nhiễm.

- So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tình hình xét nghiệm

- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 103.319 xét nghiệm cho 226.296 lượt người.

- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 24.804.343 mẫu cho 65.702.260 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19

Trong ngày 19/11 có 1.662.042 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 106.543.301 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 66.483.363 liều, tiêm mũi 2 là 40.059.938 liều.

Số ca mắc COVID-19 trên thế giới:

- Cả thế giới có 257.090.259 ca nhiễm, trong đó 232.130.603 khỏi bệnh; 5.158.478 tử vong và 19.801.178 đang điều trị (79.282 ca diễn biến nặng).

- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 163.356 ca, tử vong tăng 3.185 ca.

- Châu Âu tăng 138.668 ca; Bắc Mỹ tăng 4.099 ca; Nam Mỹ tăng 54 ca; châu Á tăng 18.947 ca; châu Phi tăng 36 ca; châu Đại Dương tăng 1.552 ca.

- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 8.112 ca, trong đó: Thái Lan tăng 6.595 ca, Philippines tăng 1.474 ca, Campuchia tăng 40 ca, Đông Timor tăng 3 ca.

Những hoạt động của ngành y tế trong ngày

- Bộ Y tế chuẩn bị tài liệu và báo cáo tại cuộc họp trực tuyến giữa Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 với các địa phương về sơ kết công tác phòng, chống dịch COVID-19.

- Chỉ đạo các địa phương tiếp tục thực hiện rà soát, lập danh sách người nước ngoài đang sinh sống, làm việc trên địa bàn chưa được tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều vaccine để tổ chức tiêm chủng theo quy định; Tổ chức tiêm chủng ngay cho các đối tượng đã tiêm mũi 1 ở nước ngoài theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế khi đến lịch tiêm mũi 2, đảm bảo tỷ lệ bao phủ vaccine, an toàn và hiệu quả.

- Tỉnh Quảng Ngãi: Từ ngày 20/11, Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 của tỉnh Quảng Ngãi (cơ sở 5) chính thức đi vào hoạt động, thu dung và điều trị cho người bệnh Covid-19 nhẹ và không có triệu chứng.

- Tỉnh Trà Vinh: UBND tỉnh Trà Vinh có công văn hỏa tốc chỉ đạo Giám đốc Sở Y tế và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nhanh chóng triển khai thí điểm việc điều trị F0 tại nhà do khả năng điều trị tập trung của tỉnh đã quá tải.

Theo SKĐS

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.