Ngày 21/11: Có 9.889 ca mắc COVID-19 tại 57 tỉnh, thành phố

Bản tin dịch COVID-19 ngày 21/11 của Bộ Y tế cho biết có 9.889 ca mắc mới tại 57 tỉnh, thành, trong đó TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu và Cần Thơ tăng số mắc; trong ngày có 5.163 ca khỏi; 76 trường hợp tử vong - giảm 31 ca so với hôm qua.

Thông tin các ca mắc mới COVID-19 tại Việt Nam

Tính từ 16h ngày 20/11 đến 16h ngày 21/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 9.889 ca nhiễm mới, trong đó 7 ca nhập cảnh và 9.882 ca ghi nhận trong nước (tăng 364 ca so với ngày trước đó) tại 57 tỉnh, thành phố (có 5.361 ca trong cộng đồng).

+ Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP HCM (1.265), Bình Dương (683), Đồng Nai (604), Bà Rịa - Vũng Tàu (541), Đồng Tháp (508), Bình Thuận (493), Tây Ninh (410), Sóc Trăng (399), Kiên Giang (361), Bạc Liêu (356), Cần Thơ (341), Cà Mau (330), Vĩnh Long (311), Trà Vinh (260), An Giang (242), Bến Tre (220), Hà Nội (216), Hậu Giang (193), Khánh Hòa (170), Bình Phước (155), Quảng Nam (143), Tiền Giang (143), Bình Định (123), Hà Giang (121), Thừa Thiên Huế (119), Bắc Ninh (116), Vĩnh Phúc (101), Long An (93), Lâm Đồng (85), Nghệ An (83), Nam Định (68), Bắc Giang (68), Thái Bình (53), Quảng Ngãi (47), Phú Thọ (42), Quảng Bình (42), Ninh Thuận (38), Đà Nẵng (37), Hải Dương (35), Thanh Hóa (35), Đắk Nông (32), Hà Tĩnh (31), Tuyên Quang (29), Hà Nam (24), Điện Biên (17), Quảng Ninh (17), Quảng Trị (14), Gia Lai (13), Ninh Bình (12), Cao Bằng (9), Hưng Yên (9), Lạng Sơn (8 ), Phú Yên (8 ), Hòa Bình (4), Thái Nguyên (2), Hải Phòng (2), Yên Bái (1).

+ Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (-205), Bình Phước (-101), Tiền Giang (-100).

+ Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (+219), Bà Rịa Vũng Tàu (+171), Cần Thơ (+140).

+ Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 9.616 ca/ngày.

Ngày 21/11: Có 9.889 ca mắc COVID-19 tại 57 tỉnh, thành phố

Biểu đồ số ca mắc mới COVID-19 tại Việt Nam đến tối 21/11

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

+ Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.094.514 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 11.107 ca nhiễm).

+ Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.089.411 ca, trong đó có 902.683 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Yên Bái, Bắc Kạn.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (456.372), Bình Dương (248.020), Đồng Nai (82.292), Long An (37.324), Tiền Giang (23.867).

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

+ Số bệnh nhân khỏi bệnh:

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 5.163

Tổng số ca được điều trị khỏi: 905.500

+ Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.971 ca, trong đó:

Thở ô xy qua mặt nạ: 3.399

Thở ô xy dòng cao HFNC: 978

Thở máy không xâm lấn: 128

Thở máy xâm lấn: 458

ECMO: 8

+ Số bệnh nhân tử vong:

Từ 17h30 ngày 20/11 đến 17h30 ngày 21/11 ghi nhận 76 ca tử vong tại Bình Dương (15), Long An (8 ), An Giang (7), Đồng Nai (7), Tiền Giang (6), Cần Thơ (6), Tây Ninh (5), Kiên Giang (5), Sóc Trăng (4), Bạc Liêu (4), Bình Thuận (3), Đồng Tháp (2), Vĩnh Long (2), Quảng Ngãi (1), Cà Mau (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 97 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 23.761 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca nhiễm.

So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tình hình xét nghiệm

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 108.677 xét nghiệm cho 188.844 lượt người.

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 24.913.020 mẫu cho 65.891.104 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19

Trong ngày 20/11 có 1.298.149 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 107.861.131 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 66.706.890 liều, tiêm mũi 2 là 41.154.241 liều.

Số ca mắc COVID19 trên thế giới:

Cả thế giới có 257.549.644 ca nhiễm, trong đó 232.507.686 khỏi bệnh; 5.165.912 tử vong và 19.876.046 đang điều trị (79.418 ca diễn biến nặng).

Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 133.509 ca, tử vong tăng 2.473 ca.

Châu Âu tăng 107.638 ca; Bắc Mỹ tăng 3.326 ca; Nam Mỹ tăng 696 ca; châu Á tăng 19.571 ca; châu Phi tăng 665 ca; châu Đại Dương tăng 1.623 ca.

Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 10.195 ca, trong đó: Thái Lan tăng 7.006 ca, Philippines tăng 2.227 ca, Campuchia tăng 41 ca, Lào tăng 921 ca.

Những hoạt động của ngành y tế trong ngày

Chỉ đạo các địa phương tiếp tục thực hiện rà soát, lập danh sách người nước ngoài đang sinh sống, làm việc trên địa bàn chưa được tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều vaccine để tổ chức tiêm chủng theo quy định;

Tổ chức tiêm chủng ngay cho các đối tượng đã tiêm mũi 1 ở nước ngoài theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế khi đến lịch tiêm mũi 2, đảm bảo tỷ lệ bao phủ vaccine, an toàn và hiệu quả.

Chỉ đạo địa phương và các đơn vị liên quan thực hiện rà soát tất cả những người đi về từ các tỉnh, thành phố có số nhiễm cao (như TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An…); tăng cường, chủ động giám sát, xét nghiệm các trường hợp có nguy cơ cao, nhất là những người về từ các địa bàn dịch cấp độ 3, 4;

Các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh; tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe phù hợp và xử lý kịp thời các ổ dịch COVID-19 theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.