Sớm đánh giá mô hình trung tâm y tế cấp huyện tại Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Trên cơ sở các ý kiến thảo luận tại cuộc họp, ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh thống nhất đề nghị tỉnh thực hiện mô hình trung tâm y tế theo đúng tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII.

Sớm đánh giá mô hình trung tâm y tế cấp huyện tại Hà Tĩnh

Chiều 25/5, Đoàn giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan về “Tình hình hoạt động, việc thực hiện cơ chế tự chủ, mô hình tổ chức của các bệnh viện, trung tâm y tế công lập trên địa bàn tỉnh”. Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Đào Thị Anh Nga chủ trì buổi làm việc.

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ cùng dự.

Sớm đánh giá mô hình trung tâm y tế cấp huyện tại Hà Tĩnh

Đại biểu tham dự buổi làm việc.

Hệ thống Y tế của tỉnh Hà Tĩnh hiện có: Sở Y tế, 2 chi cục, 3 trung tâm y tế tuyến tỉnh; 23 bệnh viện đa khoa/trung tâm y tế 3 chức năng với 3.934 giường bệnh; 6 trung tâm y tế 3 chức năng; 216 trạm y tế và 3 bệnh viện ngoài công lập.

Giai đoạn 2018 - 2022, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và cấp ủy, chính quyền các địa phương đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định, kế hoạch giai đoạn và hằng năm về công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.

Mạng lưới y tế cơ sở được quan tâm đầu tư, củng cố để cung cấp các dịch vụ y tế thuận lợi cho sự tiếp cận của người dân; tỷ lệ tham gia BHYT đạt trên 92%; các chỉ số về phát triển nhân lực, hoạt động y tế dự phòng, hoạt động khám chữa bệnh không ngừng được nâng lên.

Sớm đánh giá mô hình trung tâm y tế cấp huyện tại Hà Tĩnh

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh Lê Chánh Thành báo cáo tình hình hoạt động, việc thực hiện cơ chế tự chủ, mô hình tổ chức của các bệnh viện, trung tâm y tế công lập trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện Chiến lược Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn 2030 và các nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, thời gian qua, ngành Y tế Hà Tĩnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của các tuyến như: thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực; đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại; ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải tiến quy trình khám, chữa bệnh...

Sớm đánh giá mô hình trung tâm y tế cấp huyện tại Hà Tĩnh

Giám đốc Sở Nội vụ Lê Minh đạo: Thời gian tới, Sở Nội vụ sẽ tiếp tục nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh về thực hiện mô hình trung tâm y tế cấp huyện trên địa bàn tỉnh.

Các bệnh viện đã có nhiều giải pháp sáng tạo, hiệu quả để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc người bệnh toàn diện. Các quy chế, quy định chuyên môn, quy trình kỹ thuật được tuân thủ nghiêm túc, nhất là quy chế thường trực, cấp cứu; nhiều kỹ thuật mới, hiện đại đã được thực hiện tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh, nhờ đó giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân, góp phần giảm dần tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.

Giai đoạn 2011 - 2022, toàn tỉnh đã cử 589 bác sỹ đi đào tạo sau đại học, số lượng cán bộ có trình độ sau đại học ngày càng tăng; đã có 95 cán bộ tuyến xã được đào tạo bác sỹ...

Sớm đánh giá mô hình trung tâm y tế cấp huyện tại Hà Tĩnh

Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoàng Quang Trung làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến mô hình trung tâm y tế cấp huyện.

Về tự chủ tài chính, trong giai đoạn 2020 - 2023, có 10 đơn vị có nguồn thu tự đảm bảo được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên (nhóm II); 5 đơn vị có nguồn thu tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên (nhóm III). So với giai đoạn 2017 - 2019 thì giai đoạn 2020 - 2022 tăng thêm 2 đơn vị tự chủ nhóm II; không còn đơn vị tự chủ nhóm IV có nguồn thu thấp hoặc không có nguồn thu.

Về mô hình hoạt động, 7/13 đơn vị cấp huyện thực hiện mô hình trung tâm y tế đa chức năng thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh, dân số - kế hoạch hóa gia đình và y tế dự phòng. Đây là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện. 6/13 đơn vị cấp huyện thực hiện mô hình trung tâm y tế thực hiện nhiệm vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình và y tế dự phòng. Đây là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế. Tuyến xã gồm 216 trạm y tế thuộc trung tâm y tế do UBND cấp huyện quản lý.

Sớm đánh giá mô hình trung tâm y tế cấp huyện tại Hà Tĩnh

Ủy viên Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Nguyễn Thị Hà Tân: Mong các cấp, ngành nhất là UBND tỉnh quan tâm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh; về cơ chế tự chủ tài chính cần cân nhắc giữa các vùng miền, cơ sở khám chữa bệnh.

Về chuyển đổi số, ngành Y tế Hà Tĩnh đã triển khai các nền tảng, ứng dụng hệ thống của tỉnh như: hệ thống quản lý văn bản chỉ đạo và điều hành; dịch vụ hành chính công trực tuyến; sổ sức khỏe điện tử… đến công chức, viên chức, người lao động, người bệnh. 100% các đơn vị triển khai thực hiện khám sức khỏe bằng thẻ CCCD có gắn chip và thanh toán không dùng tiền mặt tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh, huyện; bước đầu ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sàng lọc hình ảnh y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong tỉnh.

Sớm đánh giá mô hình trung tâm y tế cấp huyện tại Hà Tĩnh

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ: Nhiều cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh như: Bệnh viện Phổi; Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ... đã xuống cấp nhiều năm nay, cần được quan tâm đầu tư nâng cấp, sữa chữa.

Mặc dù được quan tâm nhiều nhưng hiện nay cơ sở hạ tầng của nhiều bệnh viện/trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh đã xuống cấp; nhiều trạm y tế đã xuống cấp nhưng không có kinh phí xây mới, cải tạo, diện tích chật hẹp, thiếu phòng làm việc.

Các bệnh viện, trung tâm y tế vẫn còn thiếu các trang thiết bị phục vụ cho việc phát triển chuyên môn kỹ thuật, đặc biệt là các trang thiết bị hiện đại để phát triển kỹ thuật mới, kỹ thuật chuyên sâu.

Sớm đánh giá mô hình trung tâm y tế cấp huyện tại Hà Tĩnh

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải: Cần đánh giá hoạt động mô hình tổ chức của các bệnh viện, trung tâm y tế công lập trên địa bàn tỉnh; quan tâm hơn nữa đến chế độ, chính sách cho đội ngũ y, bác sỹ.

Giai đoạn 2020 - 2023, do tác động của đại dịch COVID-19 nên công tác đấu thầu tập trung vật tư y tế gặp nhiều khó khăn như: việc thẩm định giá nhà nước cấp tỉnh triển khai rất chậm; công tác đấu thầu kéo dài; không có nhà thầu dự thầu dẫn đến có tình trạng thiếu vật tư y tế tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh...

Tại buổi làm việc, Sở Y tế và các sở, ngành liên quan cũng đã làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến công tác thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các cơ sở y tế; công tác đấu thầu vật tư y tế và mua sắm thuốc chữa bệnh; chế độ, chính sách cho đội ngũ y, bác sỹ; quan tâm đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất tại các cơ sở y tế; tỷ lệ thanh toán bằng BHYT và giải pháp xử lý nợ đọng BHYT; hiệu quả hoạt động của mô hình trung tâm y tế...

Sớm đánh giá mô hình trung tâm y tế cấp huyện tại Hà Tĩnh

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh đề nghị ngành Y tế Hà Tĩnh cần tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.

Sớm đánh giá mô hình trung tâm y tế cấp huyện tại Hà Tĩnh

Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Đào Thị Anh Nga

Kết luận buổi làm việc, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Đào Thị Anh Nga nhấn mạnh, trên cơ sở các ý kiến thảo luận của đại biểu tại cuộc họp, ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh thống nhất đề nghị tỉnh thực hiện mô hình trung tâm y tế theo đúng theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Các sở, ngành cần quan tâm thực hiện các nghị quyết HĐND tỉnh về xây dựng cơ sở vật chất, chính sách đào tạo; chính sách cho đội ngũ y, bác sỹ.

Chủ đề HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast