Sáng 29/7, AstraZeneca đã chuyển về TP Hồ Chí Minh thêm 659.900 liều vắc xin COVID-19. Đây là lần giao vắc xin thứ sáu và là lần thứ tư liên tiếp trong tháng 7
Hiện, thỏa thuận này đã mang về cho Việt Nam gần 3,8 triệu liều, tương đương với khoảng 41% tổng lượng vắc xin COVID-19 của AstraZeneca trong nước. Tổng cộng đã có gần 9,3 triệu liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca được chuyển đến Việt Nam qua hợp đồng với VNVC, Cơ chế COVAX và viện trợ giữa chính phủ các nước, hiện chiếm 62% nguồn cung vắc xin COVID-19 trên cả nước.
Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Y tế cho biết: “Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp hiện nay, vắc xin là “vũ khí” quan trọng để Việt Nam triển khai các giải pháp phòng chống dịch, hướng tới miễn dịch cộng đồng để đưa cuộc sống sớm trở lại bình thường. Bộ Y tế trân trọng cảm ơn những nỗ lực tăng tốc cung cấp vắc xin của AstraZeneca cùng đối tác VNVC, và các công ty khác, để giúp Việt Nam sớm đạt được mục tiêu kép – vừa đẩy lùi đợt bùng phát dịch, vừa đảm bảo phát triển kinh tế”.
Vắc xin COVID-19 của AstraZeneca là loại vắc xin COVID-19 đầu tiên được cấp phép sử dụng và cung cấp với số lượng lớn tại Việt Nam, để hỗ trợ chương trình tiêm chủng quốc gia của Chính phủ và Bộ Y tế.
Theo Bộ Y tế, tính đến sáng 29/7, tổng cộng cả nước đã thực hiện tiêm hơn 5,3 triệu liều vắc xin COVID-19, trong đó tiêm 1 mũi là 4.825.209 liều, tiêm mũi 2 là 496.630 liều.
Vắc xin này được ước tính là đã giúp cứu sống hàng chục nghìn người và giảm đáng kể số ca nhập viện trên thế giới.
Vắc xin COVID-19 của AstraZeneca cũng đã được chứng minh là có hiệu quả cao trong việc chống lại bệnh nặng và các trường hợp nhập viện gây ra bởi tất cả các biến chủng đáng lo ngại hiện nay.
Dữ liệu cho thấy hai liều vắc xin của AstraZeneca giúp giảm nguy cơ nhập viện do biến chủng Delta tới 92%.
AstraZeneca sẽ tiếp tục cung cấp vắc xin COVID-19 một cách rộng rãi, bình đẳng và phi lợi nhuận trên khắp thế giới trong giai đoạn đại dịch.
Tính đến nay, hơn 800 triệu liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca đã được cung ứng cho 170 quốc gia trên thế giới.
Ngành Y tế Hà Tĩnh cảnh báo, thời tiết nắng nóng sẽ có nguy cơ xảy ra một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đòi hỏi người dân không được chủ quan, lơ là.
Theo cập nhật từ Sở Y tế Hà Tĩnh, trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, có 106 bệnh nhân nhập viện do tai nạn giao thông, giảm 12,4% so với kỳ nghỉ lễ năm 2024.
Hàng loạt vụ làm giả dầu ăn, mì chính, sữa… bị phát hiện trong thời gian gần đây khiến người dân Hà Tĩnh khá lo lắng và nhanh chóng thay đổi cách lựa chọn thực phẩm.
Trong dịp lễ, tại các phòng bệnh, các y bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh vẫn miệt mài túc trực ngày đêm chăm sóc, giành giật sự sống cho người bệnh.
12 em bé đã chào đời tại BVĐK tỉnh Hà Tĩnh trong sự vui mừng của gia đình, các y, bác sĩ vào buổi sáng đặc biệt, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng niềm Nam, thống nhất đất nước.
Hiện nay, các cơ sở y tế ở Hà Tĩnh đã sẵn sàng về nhân lực, vật tư, thuốc để cấp cứu, điều trị và chăm sóc một cách chu đáo cho người bệnh trong dịp nghỉ lễ dài ngày 30/4 – 1/5.
Sở Y tế Hà Tĩnh yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh đảm bảo nhân lực, thuốc, vật tư y tế và tổ chức tốt việc trực, cấp cứu, khám chữa bệnh cho Nhân dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Không cần đi khám, không cần chẩn đoán, thậm chí không cần biết mình mắc bệnh gì - nhiều người ở Hà Tĩnh sẵn sàng tự khám bệnh rồi ra hiệu thuốc mua thuốc như một… bác sỹ thực thụ.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng đề xuất Công ty Kensys Thái Lan hỗ trợ Hà Tĩnh trải nghiệm công nghệ khám bệnh bằng trí tuệ nhân tạo để đánh giá, nghiên cứu.
Theo các bác sĩ ở Hà Tĩnh, việc sử dụng chất cấm để ngâm giá đỗ không chỉ ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khỏe cộng đồng.
Cục An toàn Thực phẩm đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả đang còn trên thị trường.
Quá trình thực hiện bệnh án điện tử, các cơ sở y tế ở Hà Tĩnh gặp không ít khó khăn. Trong đó, chi phí CNTT chưa được kết cấu vào giá dịch vụ khám chữa bệnh là rào cản lớn.
Bộ Y tế hướng dẫn người dân cách tra cứu số đăng ký và mẫu nhãn thuốc đã được cấp phép nhằm xác định rõ nguồn gốc thuốc. Thông tin được Báo Hà Tĩnh đăng tải giúp người dân nâng cao ý thức trong việc sử dụng thuốc an toàn và hợp pháp.
"Bộ Y tế yêu cầu rà soát dùng sữa trong bệnh viện. Sử dụng từ khi nào, cho ai, nếu có vấn đề về sức khỏe liên quan dùng sữa, cơ sở y tế phải có trách nhiệm trong việc tham mưu, tư vấn cho người bệnh".
Trong kháng chiến chống Mỹ, ngành Y tế Hà Tĩnh đã vượt lên gian khó, trở thành chỗ dựa vững chắc cho tiền tuyến và hậu phương, góp phần tích cực vào thắng lợi chung của quê hương, đất nước.
Ngành Y tế Hà Tĩnh cảnh báo, việc người dân tự ý mua thuốc không theo chỉ dẫn, kê đơn của bác sỹ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí tử vong.
Công tác dân số ở thành phố Hà Tĩnh được triển khai tích cực, đồng bộ, góp phần nâng cao chất lượng dân số và thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Bộ Y tế, chiều nay (13/4) cho biết, hiện nay bệnh sởi đã ghi nhận nhiều trường hợp là người trưởng thành, có diễn biến nặng và đã ghi nhận trường hợp tử vong.
Hơn 30 năm cống hiến cho nghề y, bác sỹ Phạm Thị Hồng Lam - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã ghi dấu ấn bằng trình độ chuyên môn và lòng nhiệt huyết.
Ca phẫu thuật được tiến hành trong 4 giờ. Sau 2 tuần cấy ghép, bệnh nhân đi lại sinh hoạt cá nhân hoàn toàn ổn định, đang được hướng dẫn theo các quy trình chăm sóc chuyên môn để sẵn sàng xuất viện.
Ngày 10/4/2025, tại Kuala Lumpur - Malaysia, Vinmec được vinh danh là “Hệ thống y tế của năm” và “Đổi mới công nghệ y tế của năm” tại khu vực châu Á. Đây là lần đầu tiên, một thương hiệu y tế Việt Nam được xướng tên tại Lễ trao giải Healthcare Asia Awards 2025 – giải thưởng y tế danh giá thường niên của châu lục.
Thông qua kết nối, kêu gọi của huyện Hương Sơn, Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh đã hỗ trợ Trung tâm Y tế huyện 11 máy chạy thận nhân tạo với tổng trị giá 5 tỷ đồng.