Quyền hạn của HĐND huyện được quy định như thế nào?

(Baohatinh.vn) - Tổ chức của HĐND cấp xã theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương có gì mới?

Quyền hạn của HĐND huyện được quy định như thế nào? ảnh 1
Kỳ họp thứ 13 HĐND thành phố Hà Tĩnh khóa XIX

Thường trực HĐND cấp xã gồm chủ tịch HĐND, một phó chủ tịch HĐND. Phó chủ tịch HĐND là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.

HĐND cấp xã thành lập ban pháp chế, ban KT-XH. Ban của HĐND gồm có trưởng ban, một phó trưởng ban và các ủy viên. Số lượng ủy viên của các ban của HĐND do HĐND cấp xã quyết định. Trưởng ban, phó trưởng ban và các ủy viên của các ban của HĐND hoạt động kiêm nhiệm.

Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND huyện được quy định như thế nào?

HĐND huyện có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Trong tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật và trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, xây dựng chính quyền:

a) Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND huyện;

b) Quyết định biện pháp thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh; biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật;

c) Quyết định biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp; quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở huyện;

d) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch HĐND, phó chủ tịch HĐND, trưởng ban, phó trưởng ban của HĐND huyện; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch UBND, phó chủ tịch UBND và các ủy viên UBND huyện; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm hội thẩm tòa án nhân dân huyện;

đ) Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu;

e) Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của UBND, chủ tịch UBND huyện; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của HĐND cấp xã;

g) Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện;

h) Giải tán HĐND cấp xã trong trường hợp HĐND đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân và trình HĐND cấp tỉnh phê chuẩn trước khi thi hành;

i) Bãi nhiệm đại biểu HĐND huyện và chấp nhận việc đại biểu HĐND huyện xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.

2. Trong lĩnh vực kinh tế, tài nguyên, môi trường:

a) Thông qua kế hoạch phát triển KT-XH trung hạn và hằng năm của huyện, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện trước khi trình UBND cấp tỉnh phê duyệt;

b) Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách huyện; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của huyện theo quy định của pháp luật;

c) Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện trong phạm vi được phân quyền;

d) Quyết định biện pháp quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác; biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường, phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão, lụt ở địa phương theo quy định của pháp luật.

3. Quyết định biện pháp phát triển hệ thống giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở; biện pháp phát triển sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao; biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng, chống dịch bệnh, thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; biện pháp phát triển việc làm, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, chính sách bảo trợ xã hội, xóa đói, giảm nghèo; biện pháp bảo đảm việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.

4. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của HĐND huyện; giám sát hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, ban của HĐND cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp và văn bản của HĐND cấp xã.

5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

(Còn nữa)

Chủ đề ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HĐND CÁC CẤP

Đọc thêm

[Motion Graphics] Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

[Motion Graphics] Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là một trong những đỉnh cao chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chiến dịch này đã giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Geneve chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Cách đây 71 năm, ngày 7/5/1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, mãi mãi là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc anh hùng, không bao giờ khuất phục trước mọi kẻ thù.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ở Hà Tĩnh: Chủ trương lớn, đồng thuận cao

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ở Hà Tĩnh: Chủ trương lớn, đồng thuận cao

Hoàn thành các nội dung, hồ sơ để trình Trung ương Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã năm 2025, Hà Tĩnh đang tiếp tục triển khai nhiều phần việc liên quan về xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Giám đốc Sở Nội vụ Lê Minh Đạo đã có cuộc trao đổi với Báo Hà Tĩnh liên quan nội dung này.