“Nợ đọng” của chính sách tiền tệ

Các mốc hẹn của một số nội dung chính sách tiền tệ quan trọng đã lần lượt trôi qua, mà vẫn chưa thấy chính sách cụ thể.

Tuần tới, kỳ họp thứ 4 khóa 13 của Quốc hội chính thức bắt đầu. Theo nội dung chương trình, Quốc hội sẽ dành nửa ngày để các vị bộ trưởng, lãnh đạo đầu ngành báo cáo về việc thực hiện lời hứa tại kỳ họp thứ 2 và thứ 3.

Thời gian qua, một số tình huống thông tin định hướng đã rơi vào thế "việt vị", bởi chính sách đã không đúng hẹn hoặc rơi vào im lặng.
Thời gian qua, một số tình huống thông tin định hướng đã rơi vào thế "việt vị", bởi chính sách đã không đúng hẹn hoặc rơi vào im lặng.

Có hoặc không nằm trong phạm vi những nội dung thực hiện lời hứa, song một số mốc chính sách tiền tệ quan trọng đã đặt ra tại diễn đàn Quốc hội cần được điểm lại. Thời gian qua, một số tình huống thông tin định hướng đã rơi vào thế "việt vị", bởi chính sách đã không đúng hẹn hoặc rơi vào im lặng.

Cuối tháng 5/2012, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 3 của Quốc hội, trả lời đại biểu bằng văn bản, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, ngay trong tháng 6/2012 sẽ xác định lại lãi suất cơ bản, đề xuất hướng xử lý phù hợp.

Lãi suất cơ bản là một vấn đề phức tạp, khó thống nhất giữa các quan điểm, thực tế thị trường và tính pháp lý tại nhiều thời điểm trước đây, cũng như hiện nay. Đã bảy năm qua, câu chuyện lãi suất cơ bản vẫn chưa thể khép lại bởi sự phức tạp đó.

Mốc hẹn tháng 6/2012 lúc đó là kỳ vọng, vấn đề lãi suất cơ bản có thể sẽ được xử lý dứt điểm. Đi cùng với đó là lộ trình từng bước bỏ cơ chế hành chính trong áp trần lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước dự tính. Nếu vậy, việc điều hành lãi suất sẽ có thay đổi lớn, có ảnh hướng sâu sắc tới thị trường, các quan hệ tín dụng và hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Nhưng từ đó đến nay, vẫn chưa có một thông tin nào được công bố chính thức về kế hoạch hay tiến độ xử lý vấn đề lãi suất cơ bản.

Ngày 21/8 vừa qua, trả lời chất vấn tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đưa ra thông tin đáng chú ý: “Chúng tôi sẽ cương quyết ban hành trong tháng 8 và tháng 9 này, đặc biệt các văn bản có liên quan đến các thể lệ chế độ tín dụng”. Đây là thông tin có sức nặng tại buổi chất vấn, đặt trong yêu cầu tạo thêm những chốt chặn và phòng ngừa khi mà nợ xấu đột ngột tăng cao từ đầu năm.

Trong các dòng chảy thông tin bình luận sau đó, hướng dự tính là Ngân hàng Nhà nước sẽ chính thức ban hành các văn bản xốc lại hoạt động của hệ thống theo hướng chặt chẽ và an toàn hơn, như cơ chế phân loại nợ và trích lập dự phòng mới; điều chỉnh quy định về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng; thậm chí sẽ quy định chặt hơn về việc sử dụng vốn vay để hạn chế các hệ lụy…

Những dự tính đó là có cơ sở. Ngoài thông tin định hướng trên của Thống đốc, các dự thảo về những nội dung đó cũng đã “nhuyễn” trong một vài năm qua và có lẽ đến lúc được ban hành. Tuy nhiên, tháng 8 rồi tháng 9 đã lần lượt trôi qua và chưa rõ lúc nào những “nợ đọng” này mới chính thức được “trả”.

Dĩ nhiên các mốc hẹn có thể chỉ là dự kiến tương đối. Điều quan trọng hơn là, thời điểm và đặc biệt là bối cảnh thị trường, tình hình hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng đã phù hợp chưa để ban hành các chính sách đó?

Nếu như vấn đề lãi suất cơ bản và liên quan là bỏ trần lãi suất vẫn còn phức tạp và từng khó xử lý qua nhiều năm, thì việc điều chỉnh “các thể lệ chế độ tín dụng” lúc này có thể gây trở ngại nhất định đến các dòng vốn - khi mà tăng trưởng tín dụng gần hết năm vẫn rất chật vật.

Có thể hy vọng, Ngân hàng Nhà nước sẽ sớm cụ thể hóa các thông tin định hướng nói trên sau khi đã lỡ hẹn, song hành với một lộ trình có hiệu lực để thị trường và các thành viên hệ thống chủ động chuẩn bị, giãn bớt các tác động ngoài mong muốn? Nếu được như vậy thì cũng sẽ giảm bớt những “nợ đọng” của chính sách, bởi có thể tại kỳ họp Quốc hội từ tuần tới, sẽ lại có thêm những lời hứa hoặc định hướng, cam kết mới…

Theo VnEconomy.vn

Đọc thêm

15 cầu tràn ở Hương Sơn bị ngập cục bộ

15 cầu tràn ở Hương Sơn bị ngập cục bộ

Tính đến trưa 18/9, trên địa bàn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) có 15 cầu tràn bị ngập nước. Để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, các địa phương đã lắp đặt sào chắn, cắm biển cảnh báo.
Người dân các địa bàn phía Nam Hà Tĩnh nhanh tay ứng phó với mưa bão

Người dân các địa bàn phía Nam Hà Tĩnh nhanh tay ứng phó với mưa bão

Huyện Kỳ Anh và TX Kỳ Anh được dự báo là các địa bàn nằm trong vùng ảnh hưởng của áp thấp có thể mạnh lên thành bão tại Hà Tĩnh. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, địa phương đã kêu gọi toàn bộ tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn; người trồng đào, mai cũng gấp rút triển khai bảo vệ cây trồng.
Tài chính thị trường ngày 18/9: Giá xăng giảm tiếp vào ngày mai?

Tài chính thị trường ngày 18/9: Giá xăng giảm tiếp vào ngày mai?

Dự báo giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 19/9; chứng khoán trong nước tăng mạnh nhất một tháng; sắp có biện pháp quản lý hàng triệu cá nhân kinh doanh online... là những tin tức tài chính thị trường đáng chú ý sáng 18/9 của Báo Hà Tĩnh.
 Dưa lưới VietGAP Thạch Lạc vào vụ thu hoạch

Dưa lưới VietGAP Thạch Lạc vào vụ thu hoạch

Sau 2 tháng gieo trồng, đến nay, hơn 3.000 m2 diện tích sản xuất dưa lưới theo tiêu chuẩn VietGAP của HT Farm xã Thạch Lạc (Thạch Hà, Hà Tĩnh) chính thức cho thu hoạch vụ thứ 2.