Người dân các địa bàn phía Nam Hà Tĩnh nhanh tay ứng phó với mưa bão

(Baohatinh.vn) - Huyện Kỳ Anh và TX Kỳ Anh được dự báo là các địa bàn nằm trong vùng ảnh hưởng của áp thấp có thể mạnh lên thành bão tại Hà Tĩnh. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, địa phương đã kêu gọi toàn bộ tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn; người trồng đào, mai cũng gấp rút triển khai bảo vệ cây trồng.

Toàn bộ tàu thuyền được kêu gọi về nơi tránh trú an toàn

Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh đã có công điện chỉ đạo các địa phương triển khai ngay các phương án ứng phó. Theo đó, lực lượng xung kích phòng chống thiên tai tổ chức kiểm tra, rà soát những khu vực có nguy cơ cao xẩy ra gió mạnh, sóng lớn, lũ quét, sạt lở đất, ngập lũ; tùy theo diễn biến thời tiết và mức độ ảnh hưởng, chủ động tổ chức sơ tán người, tài sản đến nơi an toàn. Đồng thời, phân công cán bộ theo dõi, triển khai lực lượng tổ chức rà soát các hộ dân, nắm số điện thoại chủ hộ nằm trong vùng có nguy cơ xảy ra gió mạnh, sóng lớn, ngập lũ, lũ quét, sạt lở đất để sẵn sàng liên lạc, ứng cứu.

Cùng đó, chuẩn bị phương án dự trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu để ứng phó với thời gian mưa lũ kéo dài. Chủ động triển khai phương án đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến giao thông trọng điểm, các tuyến đường đang thi công dang dở, đề phòng mưa lớn gây sạt lở, làm ách tắc giao thông; cử người trực và hướng dẫn giao thông tại các khu vực xung yếu, như: ngầm qua suối, đường bị ngập sâu.

Đến sáng nay, huyện Kỳ Anh đã kêu gọi 624/624 tàu thuyền vào bờ trú ẩn an toàn.

Đến sáng nay, huyện Kỳ Anh đã kêu gọi 624/624 tàu thuyền vào bờ trú ẩn an toàn.

Tổ chức kiểm tra, rà soát và triển khai các phương án đảm bảo an toàn công trình đê điều, hồ đập, đặc biệt là các hồ chứa vừa và nhỏ đã xuống cấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro như: Bảy Sào ở xã Kỳ Phong, Khe Còi ở xã Kỳ Xuân, Khe Chanh ở xã Kỳ Đồng, đập chữ A ở xã Kỳ Phú...; các tuyến đê sông.

Các địa phương ven biển như: Kỳ Xuân, Kỳ Phú, Kỳ Khang kêu gọi tàu thuyền ở xa vào nơi trú ẩn an toàn, thường xuyên giữ thông tin liên lạc, nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi. Thống kê mới nhất cho thấy, đến sáng nay (18/9), có 624/624 tàu thuyền lớn nhỏ trên địa bàn toàn huyện đã được kêu gọi về nơi trú ẩn an toàn.

Gấp rút bảo vệ các vườn đào, mai

Trong cơn bão số 3 (bão Yagi) xảy ra gần 2 tuần trước, tại nhiều “thủ phủ” trồng đào, quất ở miền Bắc như: Nhật Tân, Tứ Liên… bị thiệt hại nặng nề.

01.jpg
Nhiều vườn đào tại miền Bắc mất trắng do ảnh hưởng của bão số 3. Trong ảnh: Làng đào truyền thống Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) tan hoang sau lũ (Ảnh: An Thành Đạt)

Để chủ động ứng phó với tình hình mưa bão trong thời gian tới, các hộ dân trồng đào, mai tại huyện Kỳ Anh và TX Kỳ Anh đang gấp rút triển khai các giải pháp chằng chống, cắt tỉa cành nhằm giảm thiểu thấp nhất thiệt hại.

Với diện tích hơn 400m2 đất, gia đình anh Hoàng Xuân Thuỷ (thôn Trường Lạc, xã Kỳ Tân) trồng hơn 50 gốc giống đào phai. Trước thông tin ATNĐ có thể mạnh lên thành bão, anh Thuỷ không khỏi lo lắng: “Đào là giống cây trồng ít rễ, chỉ cần gió giật cấp 5-6 đã có thể gãy đổ. Đặc biệt, nếu bị ngập nước trong thời gian dài, cây thường bị thối rễ, chết rũ. Vì vậy khi nghe tin mưa bão, gia đình tôi đã huy động nhân lực để néo buộc các cây cao, cắt tỉa cành nhằm giảm thiểu thiệt hại”.

1.jpg
Từ sáng sớm, anh Thuỷ đã thăm nom vườn đào, chằng chống các cây có nguy cơ gãy đổ.

Cùng chung tâm trạng với anh Thuỷ, ông Hoàng Đức Phú (thôn Trường Lạc, xã Kỳ Tân) cho biết: “Với hơn 50 gốc đào dự kiến cho doanh thu khoảng 120 triệu đồng trong dịp Tết sắp tới, tôi rất bất an khi nghe tin ATNĐ sẽ mạnh lên thành bão, gây ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Tĩnh".

Theo ông Phú, vùng đất tại thôn Trường Lạc có vị thế cao, nhiều năm liền ít xảy ra tình trạng ngập lụt. Dù vậy, bà con vẫn không chủ quan, bởi nếu sức gió mạnh hơn cấp 5-6 thì thiệt hại lớn vẫn có thể xảy ra.

Ông Lê Xuân Lành - Chủ tịch HĐND xã Kỳ Tân cho biết: “Trên địa bàn xã có khoảng 70 hộ dân trồng đào với tổng diện tích ước tính hơn 15.000m2, tập trung chủ yếu tại các thôn: Trường Lạc, Tân Thắng. Ngay sau khi tiếp nhận công điện khẩn của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ứng phó với ATNĐ khả năng mạnh lên thành bão và tình hình mưa lũ ở Hà Tĩnh, địa phương đã tăng cường công tác tuyên truyền, trực tiếp hướng dẫn người dân chằng chống, bảo vệ cây trồng nhằm giảm thiểu thiệt hại”.

Tại xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh), thời điểm này, nhiều hộ dân trồng mai đã sẵn sàng cho các biện pháp ứng phó với ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão.

3.jpg
Ông Phạm Hùng Anh - hộ dân trồng mai tại xã Kỳ Hoa chủ động bảo vệ cây trồng trước tin mưa bão.

Ông Phạm Hùng Anh (thôn Hoa Trung) là một trong những hộ dân có diện tích trồng mai lớn nhất trên địa bàn xã Kỳ Hoa. Với tổng diện tích 7 sào, ông Phạm Hùng Anh trồng hơn 4.000 gốc thuộc giống mai Kỳ Nam. Dù nhận định cây mai có sức sống dẻo dai, tuy nhiên, ông Anh cũng không khỏi lo lắng: “Số lượng gốc mai nhiều nên gia đình tôi không thể chằng chống toàn bộ trong thời gian ngắn. Hiện tại, tôi tập trung chằng chống những cây cao, có khả năng bị gãy đổ do mưa, gió lớn. Đối với các cây thấp hơn, cây mới trồng, tôi tiến hành vun luống cao, tạo rãnh thoát nước để khơi thông dòng chảy, giảm thiểu nguy cơ ngập úng”.

Được biết, 60% diện tích mai của gia đình ông Anh đang bước vào giai đoạn làm nụ. Thời điểm này, cây cần bổ sung chất dinh dưỡng để tạo nụ, việc chủ động các giải pháp bảo vệ cây trồng trước thềm mưa, lũ rất cần thiết giúp người dân bảo toàn thành quả.

4.jpg
Các gốc mai thấp được người dân vun luống cao, hạn chế nguy cơ ngập úng.

Theo ông Phan Công Toàn - Trưởng phòng NN&PTNN huyện Kỳ Anh, để hạn chế mức thấp nhất tình trạng đào, mai và các loại cây trồng khác bị đổ gãy do mưa bão gây ra, đơn vị đã chỉ đạo các địa phương tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp như: chằng chéo, cắt tỉa cành cây, khơi thông dòng chảy… Bên cạnh đó, địa phương cũng khuyến cáo người dân chủ động cập nhật diễn biến, hướng đi của ATNĐ để nâng cao các giải pháp bảo vệ cây trồng, vật nuôi. Ngay sau khi mưa dứt, cần chủ động thăm nom, đối với các cây trồng bị nghiêng đổ, sớm có giải pháp chằng chống, dựng lại để cây sớm phục hồi, giảm thiểu thiệt hại và bảo toàn thành quả.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.