Đức Thọ triển khai tiêm phòng đợt 2 cho gần 18 nghìn con gia súc

(Baohatinh.vn) - Huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đang tập trung rà soát tổng đàn, đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng đợt 2 cho đàn gia súc, phấn đấu hoàn thành trước ngày 30/10.

Theo thống kê của Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Đức Thọ, trong đợt 2 năm 2024 (từ 4/9 đến 30/10), toàn huyện có gần 18 nghìn con gia súc cần được tiêm vắc-xin phòng bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng, viêm da nổi cục, dịch tả lợn châu Phi.

1.jpg
Xã An Dũng tập trung đẩy mạnh công tác tiêm phòng vắc-xin cho đàn gia súc trên địa bàn.

Trong đó, đàn trâu, bò hiện đã triển khai tiêm được 1.075/8.380 con (đạt 12,8% kế hoạch); đàn lợn đã tiêm 260/9.230 con (đạt 2,81% kế hoạch).

Theo ông Hà Quang Thăng - Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Đức Thọ, để công tác tiêm phòng đảm bảo tiến độ và đạt kết quả cao, trước đó, UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương và ngành nông nghiệp thống kê số lượng vật nuôi trong diện phải tiêm và điều động cán bộ thú y các xã thành lập tổ tiêm phòng tại các thôn, đồng thời trực tiếp đến tận các hộ chăn nuôi để tiêm phòng một cách triệt để nhằm tập trung đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng cho đàn gia súc và dự kiến hoàn thành trước ngày 30/10.

5.jpg
Huyện Đức Thọ dự kiến hoàn thành việc tiêm phòng cho đàn gia súc trước ngày 30/10.

“Việc tiêm vắc-xin phòng bệnh cho đàn gia súc trong thời điểm này hết sức quan trọng bởi đây là giai đoạn thời tiết giao mùa nắng mưa thất thường, rất dễ phát sinh các loại dịch bệnh nguy hiểm, như: viêm da nổi cục, lở mồm long móng trên trâu, bò, dịch tả lợn Châu Phi, tụ huyết trùng trên đàn lợn... Người dân phải tập trung theo dõi sức khỏe vật nuôi sau tiêm, cho ăn uống đầy đủ dưỡng chất, giữ gìn vệ sinh chuồng trại, không mua hoặc nuôi nhốt chung với những con gia súc có dấu hiệu bị các loại bệnh để đảm bảo đàn vật nuôi được khỏe mạnh” - ông Hà Quang Thăng - Phó giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Đức Thọ khuyến cáo.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.
Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Sở hữu ngư trường rộng lớn cùng nguồn hải sản phong phú, giá trị, mùa hè là lúc ngư dân các làng chài ven biển Hà Tĩnh hào hứng ra khơi, mang về "lộc biển" phục vụ khách du lịch gần xa.