Can Lộc dồn sức xây dựng NTM (bài 1): “Đòn bẩy” phát triển kinh tế

(Baohatinh.vn) - Xuất phát điểm trong xây dựng nông thôn mới (NTM) nhiều xã ở Can Lộc (Hà Tĩnh) chỉ có một vài tiêu chí. Thế nhưng, với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, ngành và tranh thủ mọi nguồn lực… đến nay, huyện đã đạt nhiều kết quả quan trọng, trở thành một trong 4 huyện đứng tốp đầu về thành tích xây dựng NTM…

Những con đường "ý Đảng, lòng dân" theo chuẩn nông thôn mới ngày càng nhiều trên các miền quê của huyện Can Lộc.
Những con đường "ý Đảng, lòng dân" theo chuẩn nông thôn mới ngày càng nhiều trên các miền quê của huyện Can Lộc.

Điểm nổi bật trong xây dựng NTM thời gian qua ở Can Lộc trước hết là các địa phương đã thực hiện hiệu quả công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn, xem đây là "đòn bẩy" để phát triển kinh tế. Số liệu từ UBND huyện cho thấy, từ 2011 đến nay, cùng với nguồn kinh phí hỗ trợ của trung ương, kết hợp lồng ghép các chương trình, dự án, Can Lộc đã huy động được hơn 1.600 tỷ đồng và trên 190.000 ngày công lao động thực hiện xây dựng NTM.

Đặc biệt, bà con nhân dân đã tự nguyện hiến 177.000 m2 đất, phá dỡ hàng ngàn mét tường rào, công trình để chung sức với quê hương, chỉnh trang đường làng ngõ xóm. Đến nay, Can Lộc đã thực hiện đạt gần 300 tiêu chí NTM và hiện là một trong 4 huyện đầu tiên của tỉnh có 3 xã về đích là Thiên Lộc, Khánh Lộc, Thanh Lộc. Năm 2015, Can Lộc đang dồn sức phấn đấu thêm 3 xã về đích gồm Quang Lộc, Thường Nga, Tiến Lộc và không còn xã dưới 10 tiêu chí.

Chủ tịch UBND huyện Võ Hữu Hào cho biết: Những thành quả trong xây dựng NTM ở Can Lộc hôm nay, ngoài sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, còn có sự đóng góp rất lớn của người dân và các mạnh thường quân. Để minh bạch, công khai hóa các khoản đóng góp, các công trình hạ tầng nông thôn khi triển khai xây dựng, huyện đều chỉ đạo các xã thông qua nhân dân, đồng thời, khuyến khích bà con chủ động tham gia bàn bạc, quyết định và tự nguyện đóng góp. Sự đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng nông thôn đã góp phần thúc đẩy KT-XH tại các địa phương phát triển, từ đó, đẩy nhanh việc hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM.

Về Thường Nga, chúng tôi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của xóm làng. Từ những con đường liên thôn, liên xã, ngôi nhà kiên cố bên vườn cây trái sum suê, trường tiểu học, mầm non rồi trạm y tế, nhà văn hóa... tất cả đều được khoác lên mình “chiếc áo mới”. Chủ tịch UBND xã Đường Trọng Hữu cho hay: Năm 2015, Thường Nga đăng ký về đích NTM. Vì vậy, những năm qua, đặc biệt là từ đầu năm 2015 đến nay, Đảng bộ, nhân dân xã nhà đang nỗ lực hoàn thành từng tiêu chí. Đến nay, xã đã hoàn thành 11 tiêu chí, trong đó, có những tiêu chí quan trọng như: trường học, giáo dục, nhà ở dân cư, tỷ lệ hộ nghèo, tổ chức CT-XH... Một số tiêu chí khác cần nguồn lực khá lớn như giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn… cũng đang được địa phương tập trung hoàn thành.

Được biết, tổng nguồn vốn Thường Nga đầu tư xây dựng NTM trong thời gian qua trên 41 tỷ đồng, riêng năm 2015 là 24,5 tỷ đồng. Trong đó, huy động từ sức dân 740 triệu đồng, số còn lại do Nhà nước hỗ trợ và vốn lồng ghép các chương trình khác.

Cùng chúng tôi đi trên những tuyến đường bê tông thoáng rộng quanh xóm Đông Nam, ông Phạm Viết Lộc - một người dân cho biết: Thực hiện phong trào làm giao thông nông thôn, gia đình ông đã 2 lần hiến đất để mở rộng đường với tổng diện tích 180 m2.

Can Lộc dồn sức xây dựng NTM (bài 1): “Đòn bẩy” phát triển kinh tế ảnh 2
Gia đình ông Phạm Viết Lộc đã tự nguyện phá dỡ hàng rào và 2 lần hiến đất để mở rộng đường với tổng diện tích 180m2

Cũng theo ông Lộc, không chỉ gia đình ông tự nguyện đóng góp, hiến đất mở rộng đường mà cả xóm có hơn 180 hộ cũng đồng thuận đóng góp kinh phí và tự nguyện hiến 4.500 m2 đất, phá dỡ 3.000m hàng rào, 5 ngôi nhà, 250 cây ăn quả và hàng ngàn ngày công.

“Xây dựng NTM là xây dựng cuộc sống tốt hơn cho người dân và người dân cũng phải có phần trách nhiệm đóng góp. Mặc dù phần đóng góp vật tư, ngày công (ngoài phần Nhà nước hỗ trợ 100% xi măng) còn khá lớn, nhưng hầu hết người dân đều đồng thuận vì ai cũng xác định đây là làm cho mình, mình là người hưởng lợi trước tiên” - ông Lộc cho biết thêm.

Chia sẻ với chúng tôi về quá trình xây dựng NTM trên địa bàn, Phó Chủ tịch UBND xã Tiến Lộc - Võ Tá Nghĩa cho biết: Đến nay, địa phương đã cơ bản hoàn thành 11 tiêu chí và tập trung huy động nguồn lực, động viên nhân dân hoàn thành 19 tiêu chí trong năm 2015. Hiện, xã đang tập trung hoàn thành các tiêu chí giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng và xây dựng khu dân cư kiểu mẫu. Đặc biệt, phong trào hiến đất, phá dỡ hàng rào, chặt cây cối được 100% hộ dân đồng tình hưởng ứng. Chỉ trong vòng 1 tháng phát động (tháng 6/2015), người dân đã tự nguyện hiến 5.000 m2 đất, phá dỡ 5.000 m2 tường rào và hàng chục nghìn cây cối, hoa màu các loại.

Chị Phạm Thị Loan (thôn Hồng Hà) - người tham gia hiến đất nhiều nhất để nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn nơi đây nhớ lại: “Mấy năm trước, nhiều con đường ở thôn Hồng Hà còn là đường đất, chiều rộng chưa đầy 2m, chỉ vừa một chiếc xe máy chạy. Thuở ấy, mỗi dịp mùa màng, người dân phải dùng xe máy vận chuyển nông sản ra đường lớn rồi mới có thể đưa đi tiêu thụ. Giờ thì mọi thứ đã khác, nhờ có các dự án trong xây dựng NTM mà đường sá được mở rộng, thông thoáng, xe ô tô có thể vào tận nhà dân. Việc đi lại, vận chuyển hàng hóa và vật tư nông nghiệp cũng trở nên thuận lợi hơn nhiều”.

Thực tế chứng minh, việc đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu đã mang lại hiệu quả KT-XH trên địa bàn. Những kết quả có được hôm nay chính là kinh nghiệm để Can Lộc tiếp tục phát huy tính dân chủ, đoàn kết, huy động sức mạnh tập thể, nguồn lực, tạo tiền đề vững chắc để sớm về đích NTM.

(Còn nữa)

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.