Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết về Syria

Nghị quyết này vạch rõ các chi tiết về việc đặt kho vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát quốc tế và cuối cùng tiêu hủy nó.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon nói trước Hội đồng ngay sau khi bỏ phiếu: “Nghị quyết lịch sử hôm nay là tin tức đầu tiên tràn đầy hy vọng về Syria trong 1 thời gian dài”.

Trong phát biểu của mình, ông Ban nói các bên tại Syria phải tham gia một cách xây dựng vào hội nghị Geneva 2 sắp tới – đây sẽ là một bước đi quan trọng hướng tới “việc tạo ra một nhà nước dân chủ đảm bảo nhân quyền cho tất cả mọi người tại Syria”.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bỏ phiếu thông qua nghị quyết về Syria vào hôm 27/9 (ảnh: AFP)

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bỏ phiếu thông qua nghị quyết về Syria vào hôm 27/9 (ảnh: AFP)

“Các thành viên trong khu vực có trách nhiệm thách thức tất cả những ai tích cực phá hoại tiến trình này cũng như những ai không tôn trọng đầy đủ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Syria,” ông Ban cho biết thêm.

Một hội nghị mới về hòa bình được trù tính diễn ra vào giữa tháng 11. Tuy nhiên phe đối lập Syria sẽ được đại diện như 1 nhóm duy nhất tại các cuộc thương thuyết hòa bình ở Geneva, Tổng thư ký LHQ khẳng định.

Nghị quyết vừa được thông qua kêu gọi có hành động tiếp theo nếu các thanh sát viên xác định Syria đã không thể hoàn thành các nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên bản chất của phản ứng trước khả năng này sẽ phụ thuộc vào một nghị quyết khác cũng sẽ phải được thông qua.

Nghị quyết về vũ khí hóa học Syria thiết lập 1 bộ khung giúp vượt qua khủng hoảng chính trị đang diễn ra.

“Nghị quyết này không thuộc Chương 7 Hiến chương Liên Hợp Quốc và không cho phép việc tự động thực hiện các giải pháp cưỡng bách,” Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói sau phiên bỏ phiếu tại LHQ.

Ông Lavrov nhấn mạnh nghị quyết nói trên sẽ được thực hiện không chỉ bởi giới chức Syria mà còn cả phe đối lập nữa.

Theo Ngoại trưởng Nga, phe đối lập Syria có nghĩa vụ phải hợp tác với các chuyên gia quốc tế theo yêu cầu của Nghị quyết của Liên Hợp Quốc.

“Chúng tôi hy vọng ngày càng có nhiều các nhóm nhỏ lẻ trong phe đối lập Syria cuối cùng sẽ giống như chính quyền Syria, có thể tuyên bố sẵn sàng tham gia vào 1 hội nghị quốc tế mà không đặt điều kiện tiên quyết”, ông Lavrov nói.

Việc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an diễn ra sau khi có sự đồng thuận của Tổ chức Cấm khí Vũ khí Hóa học vào hôm 27/9 liên quan đến đề xuất trên.

Năm thành viên HĐBA có quyền phủ quyết đã nhất trí về văn bản này vào hôm 26/9 trước khi trình dự thảo lên toàn bộ Hội đồng đầy đủ gồm 15 thành viên trong các cuộc thảo luận trong đêm.

Dự thảo nghị quyết hoàn toàn phù hợp với khung Geneva về việc tiêu hủy kho vũ khí hóa học ở Syria, ông Lavrov nói với báo giới vào đầu hôm 26/9 bên lề phiên hợp thứ 68 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc./.

Trung Hiếu (Theo RT)

Nguồn: VOV.vn

Đọc thêm

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Luật sư Steve Sadow của ông Trump ca ngợi quyết định hủy bỏ 2 cáo buộc lần này của Thẩm phán hạt Fulton của bang Georgia Scott McAfee là một chiến thắng.
Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier cho biết, trong tuần tới, nước này sẽ có chính phủ mới. Hiện ông đang khảo sát các ứng cử viên để điều hành các bộ và cần nhận được sự ủng hộ của Quốc hội treo tại nước này.
Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

(NLĐO) - Một số quan chức, nhà tài trợ và cố vấn Đảng Cộng hòa cho biết ông Donald Trump đã làm hỏng cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris dù ông Trump tự khen ngợi màn thể hiện của chính mình.
Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật đạt mức cao nhất kể từ đầu năm so với đồng USD, giữa lúc ứng cử viên tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump bắt đầu cuộc tranh luận đầu tiên trước cuộc bỏ phiếu vào tháng 11.
Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Sáng 11/9 (giờ Việt Nam, tối 10/9 theo giờ Mỹ), Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã tiến hành cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên tại Trung tâm Hiến pháp Quốc gia (NCC) ở Philadelphia, Pennsylvania. Giới quan sát nhận định trong “màn so găng đầu tiên” này, ứng cử viên nào chiếm thế áp đảo sẽ có thể tạo đà tâm lý thuận lợi cũng như giành ưu thế đáng kể trong cuộc đua vào Nhà Trắng vào tháng 11 tới.