Mỹ sắp đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Điều này sẽ xảy ra nếu các nhà lập pháp nước này không nhanh chóng cho phép tăng trần nợ công.

“Tôi đề nghị Quốc hội thực thi các biện pháp nhằm tăng trần nợ công càng sớm càng tốt”, Bộ trưởng Tài chính Jack Lew viết trong một bức thư gửi các nhà lãnh đạo lưỡng viện.

Trước đó, ngày 18/12 Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật ngân sách giúp dỡ bỏ việc cắt giảm chi tiêu tự động của Chính phủ trong năm tới và giúp Chính phủ tránh được nguy cơ phải đóng cửa tạm thời một lần nữa.

Bộ trưởng Tài chính Jack Lew bi quan trước viễn cảnh Mỹ có thể bị vỡ nợ (Ảnh AP)
Bộ trưởng Tài chính Jack Lew bi quan trước viễn cảnh Mỹ có thể bị vỡ nợ (Ảnh AP)

Tuy nhiên, các nhà lập pháp nước này lại không hành động gì để tránh cho Mỹ rơi vào tình trạng vỡ nợ chưa tình có tiền lệ tại nước này.

Vào tháng 10 năm nay, Quốc hội và Chính phủ Mỹ đã tạm ngừng việc nâng giới hạn cho vay lên mức 16.700 tỷ USD cho đến ngày 7/2/2014.

Nếu sau đó mức trần nợ công không được nâng lên thì Bộ Tài chính có thể chuyển các khoản tiền từ nhiều tài khoản khác nhau của Chính phủ để giúp giữ nợ công của nước này ở mức cho phép trong vòng vài tuần.

Tuy nhiên, ông Lew cho biết, Bộ Tài chính sẽ chỉ có thể thực hiện chính sách trong khoảng giữa tháng 2 và đầu tháng 3 năm tới. Sau đó thì Bộ Tài chính sẽ không thể vay thêm tiền để chi trả các chi phí của mình.

“Chúng tôi không thể tìm ra bất kỳ cách thức nào để có thể kéo dài chính sách nếu trên thêm nữa”, ông Lew nói.

Nểu như Bộ Tài chính mất đi khả năng vay thêm tiền, Bộ này sẽ phải thanh toán các khoản chi tiêu của mình dựa trên các khoản thu của mình và số tiền còn lại trong ngân quỹ.

Sau khi số tiền trong ngân quỹ đã cạn kiệt, chính quyền sẽ không thể chi trả số nợ của mình cũng như thực thi các nghĩa vụ khác như trả tiền trợ cấp lương hưu theo đúng Chính sách An sinh Xã hội.

Rất nhiều nhà kinh tế cho rằng việc Mỹ rơi vào tình trạng vỡ nợ sẽ gây ra sự hỗn loạn về tài chính và thậm chí dẫn đến một cuộc suy thoái kinh tế./.

Ấn Độ, Mỹ căng thẳng sau vụ bắt giữ nhân viên ngoại giao Ông Max Baucus được đề cử làm Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Trung Quốc cảnh báo Mỹ không can dự vào các vấn đề khu vực? Mỹ quan ngại về vụ bắt giữ nhà ngoại giao Ấn Độ Thượng viện Mỹ phê chuẩn dự luật ngân sách Leo thang căng thẳng ngoại giao Mỹ-Ấn Độ

Trần Khánh - Theo Reuters

Nguồn: VOV

Đọc thêm

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Luật sư Steve Sadow của ông Trump ca ngợi quyết định hủy bỏ 2 cáo buộc lần này của Thẩm phán hạt Fulton của bang Georgia Scott McAfee là một chiến thắng.
Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier cho biết, trong tuần tới, nước này sẽ có chính phủ mới. Hiện ông đang khảo sát các ứng cử viên để điều hành các bộ và cần nhận được sự ủng hộ của Quốc hội treo tại nước này.
Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

(NLĐO) - Một số quan chức, nhà tài trợ và cố vấn Đảng Cộng hòa cho biết ông Donald Trump đã làm hỏng cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris dù ông Trump tự khen ngợi màn thể hiện của chính mình.
Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật đạt mức cao nhất kể từ đầu năm so với đồng USD, giữa lúc ứng cử viên tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump bắt đầu cuộc tranh luận đầu tiên trước cuộc bỏ phiếu vào tháng 11.
Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Sáng 11/9 (giờ Việt Nam, tối 10/9 theo giờ Mỹ), Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã tiến hành cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên tại Trung tâm Hiến pháp Quốc gia (NCC) ở Philadelphia, Pennsylvania. Giới quan sát nhận định trong “màn so găng đầu tiên” này, ứng cử viên nào chiếm thế áp đảo sẽ có thể tạo đà tâm lý thuận lợi cũng như giành ưu thế đáng kể trong cuộc đua vào Nhà Trắng vào tháng 11 tới.